Loading...
[X] Đóng lại
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Tư vấn lớp học
HOTLINE:
0987.026.515
0987 026 515
Đăng ký học
Đang trực tuyến: 109
Tổng truy cập:   89614400
Quảng cáo
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

Các hình thức ghi sổ kế toán theo Thông tư 133 và 200 mới nhất

 

Các hình thức ghi sổ kế toán theo Thông tư 133 và 200 mới nhất áp dụng cho các Doanh nghiệp, Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên tắc, đặc trưng, trình tự và phương pháp ghi sổ theo các hình thức kế toán.



I. Các loại sổ kế toán:

- Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. Sổ kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

a) Sổ kế toán tổng hợp


- Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp. Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
       + Ngày, tháng ghi sổ;

       + Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
       + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
       + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

- Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
       + Ngày, tháng ghi sổ;
       + Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
       + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
       + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của từng tài khoản.

b) Sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được chi tiết trên sổ Nhật ký và Sổ Cái. Số lượng, kết cấu các sổ, thẻ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn tại Chế độ kế toán về sổ, thẻ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

Xem thêm: Quy định về mở sổ ghi sổ kế toán


II. Các hình thức ghi sổ kế toán:
 

1. Các hình thức ghi sổ kế toán theo Thông tư 200 (gồm 5 hình thức):
 

       - Hình thức ghi sổ Nhật ký chung;

       - Hình thức ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái;

       - Hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ;

       - Hình thức ghi sổ trên máy vi tính.

       - Hình thức ghi sổ Nhật ký- Chứng từ;

2. Các hình thức ghi sổ kế toán theo Thông tư 133 (Gồm 4 hình thức):
 

       - Hình thức ghi sổ Nhật ký chung;

       - Hình thức ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái;

       - Hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ;

       - Hình thức ghi sổ trên máy vi tính.
 

Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.

- Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán.


III. Nội dung các hình thức ghi sổ kế toán:


1. Ghi sổ kế toán theo Hình thức Nhật ký chung


+ Đặc trưng cơ bản

- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

+  Ưu điểm

- Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện. Thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán

- Được dùng phổ biến. Thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán

- Có thể tiến hành kiểm tra đối chiếu ở mọi thời điểm trên Sổ Nhật ký chung. Cung cấp thông tin kịp thời.
 

Chi tiết các bạn xem tại đây:

Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

 

2. Ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái


+  Đặc trưng cơ bản

- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. 

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

 

Chi tiết các bạn xem tại đây:

Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái

 

3. Ghi sổ kế toán theo Hình thức Chứng từ - ghi sổ


+  Đặc trưng cơ bản

- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Chứng từ ghi sổ;
+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Sổ Cái;
+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

 

Chi tiết các bạn xem tại đây:

Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

 

4. Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính


+ Đặc trưng cơ bản:

- Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong ba hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

 

Chi tiết bạn có thể xem tại đây:
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính

 

5. Ghi sổ kế toán theo Hình thức Nhật ký – Chứng từ

+  Đặc trưng cơ bản

- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh trên chứng từ kế toán được phân loại và ghi vào Sổ Nhật ký – chứng từ theo bên Có Tài khoản liên quan đối ứng với Nợ các Tài khoản khác. Căn cứ vào sổ Nhật ký – chứng từ để vào Sổ Cái

 

+  Điều kiện áp dụng

- Áp dụng cho DN có quy mô lớn (Áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200). Số lượng kế toán nhiều với trình độ chuyên môn cao

 

+  Ưu điểm

- Giảm nhẹ khối lượng ghi sổ kế toán. Viềc kiểm tra đối chiếu được thực hiện thường xuyên. Cung cấp thông tin kịp thời

 

+  Nhược điểm

- Mẫu sổ kế toán phức tạp. Yêu cầu trình độ cao với mỗi kế toán viên. Không thuận tiện cho việc ứng dụng tin học vào ghi sổ kế toán

 

Chi tiết các bạn xem tại đây:
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ



Chú ý: Theo đánh giá của những kế toán thực tế, các Nhà quản lý thì hình thức ghi sổ Nhật ký chung được lựa chọn và sử dụng hầu hết trong các DN hiện nay.
 

----------------------------------------

Kế toán Thiên Ưng chúc các bạn thành công!

các hình thức ghi sổ kế toán mới nhất

Chia sẻ:
 
Họ tên
Mail của bạn
Email mà bạn muốn gửi tới
Tiêu đề mail
Nội dung
Giảm 30% học phí khóa học kế toán online
Các tin tức khác
Cách lập Sổ chi tiết các Tài khoản theo Thông tư 200 và 133
Cách lập Sổ chi tiết các Tài khoản theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn Cách lập Sổ chi tiết các Tài khoản theo Thông tư 200 và 133. Mẫu Sổ chi tiết các Tài khoản S38-DN (S19-DNN) dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng.
Cách lập Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo TT 200 và 133
Cách lập Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo TT 200 và 133
Hướng dẫn Cách lập Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo TT 200 và 133. Mẫu thẻ Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ S37-DN (S18-DNN) Dùng để theo dõi và tính giá thành sản xuất từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng kỳ
Cách lập Sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 200 và 133
Cách lập Sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn Cách lập Sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 200 và 133. Mẫu Sổ chi phí sản xuất kinh doanh S36-DN (S17-DNN) mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí như phân xưởng, bộ phận sản xuất
Cách lập Sổ chi tiết bán hàng theo Thông tư 200 và 133
Cách lập Sổ chi tiết bán hàng theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách lập Sổ chi tiết bán hàng theo Thông tư 200 và 133. Mẫu sổ chi tiết bán hàng S35-DN (S16-DNN) mở theo từng sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ đã bán hoặc đã cung cấp.
Cách lập Sổ chi tiết tiền vay theo Thông tư 200 và 133
Cách lập Sổ chi tiết tiền vay theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách lập Sổ chi tiết tiền vay theo Thông tư 200 và 133. Mẫu sổ chi tiết tiền vay S34-DN (S15-DNN) dùng để theo dõi theo từng tài khoản, theo từng đối tượng vay (Ngân hàng, người cho vay...) và theo từng khế ước vay.
Cách lập Sổ chi tiết thanh toán với người mua (bán) theo TT 200 và 133
Cách lập Sổ chi tiết thanh toán với người mua (bán) theo TT 200 và 133
Hướng dẫn cách Sổ chi tiết thanh toán với người mua (bán) theo Thông tư 200 và 133. Mẫu Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) S31-DN (S12-DNN) dùng để theo dõi việc thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng
Cách lập Thẻ Tải sản cố định theo Thông tư 200 và 133
Cách lập Thẻ Tải sản cố định theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách lập Thẻ Tải sản cố định theo Thông tư 200 và 133. Mẫu Thẻ Tải sản cố định S23-DN (S11-DNN) dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.
Cách lập sổ theo dõi Tài sản cố định, Công cụ dụng cụ theo TT 200 và 133
Cách lập sổ theo dõi Tài sản cố định, Công cụ dụng cụ theo TT 200 và 133
Hướng dẫn cách lập Sổ theo dõi Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng theo Thông tư 200 và 133. Mẫu sổ theo dõi TSCĐ và CCDC S22-DN (S10-DNN) dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ và CCDC tại từng nơi sử dụng.
Cách lập Sổ Tải sản cố định theo Thông tư 200 và 133
Cách lập Sổ Tải sản cố định theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách lập Sổ Tải sản cố định theo Thông tư 200 và 133. Mẫu Sổ Tải sản cố định S21-DN (S09-DNN) dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý tài sản từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm TSCĐ
Cách lập Thẻ kho (Sổ kho) theo Thông tư 200 và 133
Cách lập Thẻ kho (Sổ kho) theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách lập Sổ kho (Thẻ kho) theo Thông tư 200 và 133. Mẫu Thẻ kho (Sổ kho) S12-DN (S08-DNN) để Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn, kho từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ở từng kho
Cách lập bảng tổng hợp chi tiết vật tư hàng hóa theo TT 200 và 133
Cách lập bảng tổng hợp chi tiết vật tư hàng hóa theo TT 200 và 133
Hướng dẫn cách lập bảng tổng hợp chi tiết vật tư hàng hóa theo Thông tư 200 và 133. Mẫu bảng tổng hợp chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa S11-DN (S07-DNN) Dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết
Cách lập sổ chi tiết vật tư hàng hóa theo Thông tư 200 và 133
Cách lập sổ chi tiết vật tư hàng hóa theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách lập sổ chi tiết vật tư hàng hóa theo Thông tư 200 và 133. Mẫu sổ chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa S10-DN (S06-DNN) Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị
Cách lập sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200 và 133
Cách lập sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách lập sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200 và 133. Mẫu sổ tiền gửi ngân hàng S08-DN (S05-DNN) dùng cho kế toán theo dõi chi tiết tiền Việt Nam của doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng.
Cách lập sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt theo TT 200 và 133
Cách lập sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt theo TT 200 và 133
Hướng dẫn cách lập sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt theo Thông tư 200 và 133. Mẫu Sổ chi tiết quỹ tiền mặt 07a-DN (S04b-DNN) dùng cho kế toán tiền mặt để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt
Cách lập sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 200 và 133
Cách lập sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn Cách lập sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 200 và 133. Mẫu sổ quỹ tiền mặt S07-DN (S04a-DNN) dùng cho thủ quỹ để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam
Cách lập sổ Cái Nhật ký chung theo Thông tư 200 và 133
Cách lập sổ Cái Nhật ký chung theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách lập sổ Cái Nhật ký chung theo Thông tư 200 và 133. Mẫu Sổ cái Nhật ký chung S03b-DN (S03b-DNN) là sổ kế toán tổng hợp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán.
Cách lập sổ Nhật ký chung theo Thông tư 200 và 133
Cách lập sổ Nhật ký chung theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách lập sổ Nhật ký chung theo Thông tư 200 và 133. Mẫu sổ Nhật ký chung S03a-DNN (S03a-DN) là sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian
Hệ thống sổ sách kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Hệ thống sổ sách kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Danh mục hệ thống sổ sách kế toán theo Thông tư 133 áp dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thay thế hệ thống sổ sách kế toán theo Quyết định 48 mới nhất hiện nay.
Cách ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Cách ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính, trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính. Công việc phải làm hàng ngày, cuối tháng trên máy vi tính.
Cách ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Cách ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ, trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Mẫu sổ sách kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Cách ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Cách ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái, trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái. Mẫu sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, cách ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào sổ Nhật ký chung. Mẫu sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Cách ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Cách ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Chứng từ, trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký Chứng từ. Mẫu sổ kế toán Nhật ký chứng từ
Quy định về sổ sách kế toán - Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ sổ
Quy định về sổ sách kế toán - Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ sổ
Các quy định về sổ sách kế toán. Quy định về Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ sổ sách kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, quy định sửa chữa sổ sách kế toán theo Luật kế toán mới nhất.
Tìm chúng tôi trên
Quảng cáo
Phần mềm kê khai thuế htkk 5.2.3
hướng dẫn cách lập sổ kế toán trên excel
Tuyển kế toán
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online