Loading...
[X] Đóng lại
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Tư vấn lớp học
HOTLINE:
0987.026.515
0987 026 515
Đăng ký học
Đang trực tuyến: 79
Tổng truy cập:   90272214
Quảng cáo
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN

Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

 

Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, điều kiện để đưa vào chi phí hợp lý tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 78 và 96 mới nhất hiện hành.

 

Căn cứ theo các văn bản Thuế mới nhất hiện hành:

- Thông tư 78/2014/TT-BTC.

- Thông tư 151/2014/TT-BTC.

- Thông tư 119/2014/TT-BTC.

- Luật số 71/2014/QH13

- Thông tư 96/2015/TT-BTC.

 

1. Các khoản Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN cụ thể như sau:

 

Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cụ thể như sau:

 

"1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

 

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, DN chưa thanh toán thì DN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán DN không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì DN phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này)."

       Ví dụ: Kế toán Thiên Ưng có mua hàng hóa vào tháng 8/2024 đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2024, Cty đã tính vào chi phí được trừ.

- Sang năm 2025, Cty thanh toán bằng tiền mặt do vậy Cty phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đó vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2024).

 

Trường hợp DN mua hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì DN căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để tính vào chi phí được trừ."

 

Quy định về Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

 

Theo Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC quy định về Chứng từ thanh toán qua ngân hàng:

“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).”

 

Lưu ý: Từ ngày 15/12/2016 Tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan thuế vẫn sẽ được khấu trừ thuế GTGT và đưa vào chi phí được trừ. 

Chi tiết: Tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan thuế

 

2. Chi tiết 1 số khoản chi phí, mức khống chế chi phí hợp lý:

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

 

1. Chi phí tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ, cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

- Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

 

b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

 

c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại DN và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu

 

2. Chi phí khấu hao TSCĐ là xe Ô tô trên 1,6 tỷ:

 

"- Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

           Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn."

 

Như vậy:

- Nếu DN mua ô tô trên 1,6 tỷ mà sử dụng cho việc: "ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô" thì được đưa toàn bộ vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

- Nếu KHÔNG sử dụng cho việc trên thì chỉ được ĐƯA VÀO Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN 1,6 tỷ.

Chi tiết: Cách hạch toán hóa đơn mua xe ô tô trên 1,6 tỷ

 

3. Chi phí mua hàng của người dân không có hóa đơn:

 

"Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

- Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

- Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm)."

 

Như vậy: 

- Khi mua hàng hóa, dịch vụ của người dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt ... Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới (100 triệu đồng/năm). Thì phải lập Bảng kê 01/TNDN.

Chi tiết: Xử lý chi phí mua hàng không có hóa đơn

 

4. Chi tiền thuê tài sản (Thuê nhà, văn phòng) của cá nhân:

 

- DN thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

- Nếu hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận DN nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

- Nếu hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế GTGT, thuế TNCN) và DN nộp thuế thay cho cá nhân thì DN được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

Chi tiết: Chi phí thuê nhà hợp lý

 

5. Chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động:

 

"b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty."

 

Như vậy: Các khoản chi phí tiền lương, tiền công tiền thưởng cho người lao động NẾU ĐƯỢC GHI cụ thể: Điều kiện hưởng và mức hưởng tại 1 trong các hồ sơ nêu trên -> Sẽ được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

 

"- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

- Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN.

- Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.

     + Nếu DN hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

- Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

 

Ví dụ: Doanh nghiệp A năm 2024 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2024 của DN như sau: (12.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 1.000.000.000 đồng."

Chi tiết: Chi tiết tiền lương hợp lý

 

6. Chi phí tiền trang phục cho nhân viên:

 

- Nếu chi bằng tiền thì không được quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

- Nếu chi bằng hiện vật thì được trừ toàn bộ (Nếu có hóa đơn, chứng từ).

- Nếu chi bằng cả tiền và hiện vật thì được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

 

7. Chi phí công tác phí, đi lại cho nhân viên:

 

"Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp DN có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

   + Trường hợp DN cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.

- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.

- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

     + Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển."

Chi tiết: Mức công tác phí hợp lý

 

8. Các khoản chi thêm cho lao động nữ bao gồm:

 

- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.

- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

 

Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.

 

9. Chi phí mua bảo hiểm cho nhân viên:

 

- DN được đưa vào chi phí được trừ tối đa: 01 triệu đồng/tháng/người - Chi phí mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện. 

NHƯNG PHẢI ĐẢM BẢO:

- Phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

- Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động.

 

- Từ ngày 01/02/2018 theo Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định:

“o)
Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
        Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại khoản này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị"

 

10. Chi phí lãi vay:

 

- Nếu vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế: Không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

- Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN.

Chi tiết: Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý

 

11. Các khoản chi tài trợ:

 

a) Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.

+) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

 

b) Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

+) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

 

c) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

+) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

 

d) Tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

+) Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo); hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

      Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

 

12. Một số khoản chi phí được trừ khác gồm:

 

- Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

- Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.

- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

    + Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

    + Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

 

 

Ngoài ra trong các khoản chi không được trừ còn có 1 số khoản bị khống chế chi tiết các bạn xem thêm:

Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

 

 

Các bạn muốn học làm kế toán thuế thực tế, cách tính thuế, cách xác định chi phí được trừ, cách Quyết toán thuế cuối năm (TNDN, TNCN) ... các bạn có thể tham gia: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại Kế toán Thiên Ưng.

------------------------------------------------------------

các khoản chi phí được trừ khi tính thuế tndn

Chia sẻ:
 
Họ tên
Mail của bạn
Email mà bạn muốn gửi tới
Tiêu đề mail
Nội dung
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Các tin tức khác
Quy định về chi phí Phúc lợi cho nhân viên được trừ
Quy định về chi phí Phúc lợi cho nhân viên được trừ
Quy định về Chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ: Chi phí phúc lợi có được khấu trừ thuế GTGT? Chi phí có tính chất phúc lợi gồm những khoản như nghỉ mát, hiếu hỉ, học tập, đi lại ngày lễ tết.
Cách Xử lý chi phí Không có hóa đơn đầu vào
Cách Xử lý chi phí Không có hóa đơn đầu vào
Cách xử lý chi phí không có hóa đơn đầu vào như: Chi phí mua hàng của cá nhân, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công thuê ngoài, chi phí thuê dịch vụ của cá nhân.
Chi phí vé máy bay hợp lý cần những gì?
Chi phí vé máy bay hợp lý cần những gì?
Chi phí vé máy bay hợp lệ cần những gì? Quy định chi phí vé máy bay công tác hợp lý, chi phí vé máy bay cho người nước ngoài, cho giám đốc đi công tác
Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN, Tổng hợp các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, mức khống chế chi phí một số khoản chi phí theo quy định tại Thông tư 78, 96 và 25/2018/TT-BTC
Chi phí mua hàng thanh toán bằng tài khoản cá nhân
Chi phí mua hàng thanh toán bằng tài khoản cá nhân
Chi phí mua hàng, dịch vụ thanh toán qua Thẻ tín dụng cá nhân (Nhân viên trong công ty), điều kiện để khấu trừ thuế GTGT và chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Mức công tác phí khi đi công tác hợp lý
Mức công tác phí khi đi công tác hợp lý
Chi phí đi công tác hợp lý thì cần những chứng từ gì? Quy định mức công tác phí hợp lý khi đi công tác trong nước và nước ngoài được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN
Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp gồm 12 khoản thu nhập được miễn thuế TNDN được quy định tại Thông tư 78 và 96 mới nhất hiện nay
Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN
Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN
Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp khi tính thuế TNDN, cách xác định Thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Thôn tư 78 và 96 mới nhất hiện nay
Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý hợp lệ
Chi phí lãi vay hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN thì cần những gì? Điều kiện để chi phi phí lãi vay được vốn hóa khi tính thuế TNDN theo TT 78 và 96 của Bộ tài chính
Xác định Doanh thu tính Thuế thu nhập Doanh nghiệp
Xác định Doanh thu tính Thuế thu nhập Doanh nghiệp
Cách xác định doanh thu tính thuế TNDN, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, Doanh thu của DN theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp
Hướng dẫn cách hạch toán chi phí lãi vay
Hướng dẫn cách hạch toán chi phí lãi vay
Hướng dẫn cách hạch toán chi phí lãi vay phải trả cho Doanh nghiệp, phải trả cho cá nhân, cách hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay
Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí theo TT 200
Nguyên tắc kế toán chi phí Doanh nghiệp được quy định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC kế toán chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế của Doanh nghiệp
Nguyên tắc kế toán doanh thu theo TT 200
Nguyên tắc kế toán doanh thu theo Thông tư 200, quy định Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp
Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu theo TT 200
Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn
Tìm chúng tôi trên
Quảng cáo
Phần mềm kê khai thuế htkk 5.2.3
hướng dẫn cách lập sổ kế toán trên excel
Tuyển kế toán
 
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online