Loading...
[X] Đóng lại
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Tư vấn lớp học
HOTLINE:
0987.026.515
0987 026 515
Đăng ký học
Đang trực tuyến: 67
Tổng truy cập:   90272168
Quảng cáo
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN

Thủ tục đăng ký tham gia Bảo Hiểm Xã Hội lần đầu 2024

Thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024, BHYT, BHTN lần đầu cho Doanh nghiệp mới thành lập. Hồ sơ điều chỉnh mức đóng BHXH, cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT đối với DN đã tham gia ...theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH và Quyết định 490/QĐ-BHXH.

I. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,BNN bắt buộc:

Theo điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Chú ý:

- Những người lao động làm việc từ 2 nơi trở lên thì:

+ Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên.
+ Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.


Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.

- Theo Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng:

+ Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN
+
Không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN.

 


II. Thủ tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN:

1
Tên thủ tục hành chính
Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1.1
Trình tự thực hiện
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
1. Người Lao Động
1.1. NLĐ là người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ); nộp hồ sơ cho đơn vị quản lý.
1.2. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Trường hợp đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý.
b) Trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi thường trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho cơ quan BHXH.
c) Đối với NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy nộp sau khi về nước: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị hoặc cho cơ quan BHXH.
1.3. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 3 Mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý.
1.4. Đối với NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng: NLĐ hoặc thân nhân NLĐ chết lập hồ sơ theo quy định tại điểm 4 Mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất cho cơ quan BHXH nơi thường trú hoặc thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.
1.5. NLĐ có từ 02 sổ BHXH đóng trùng BHXH, BHTN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 5 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ): Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú.
2. Đơn vị Sử Dụng Lao Động
2.1. Kê khai hồ sơ theo quy định tại điểm 6 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp cho cơ quan BHXH;
2.2. Nộp tiền đóng của đơn vị (bao gồm tiền đóng thuộc trách nhiệm của đơn vị SDLĐ và NLĐ), tiền đóng của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tiền đóng của phu quân hoặc phu nhân, tiền đóng của NLĐ còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng đóng thông qua đơn vị cho cơ quan BHXH.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả gồm: Sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN (nếu có).
1.2
Cách thức thực hiện
1. Nộp hồ sơ:
NLĐ và đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH;
b) Thông qua dịch vụ bưu chính;
c) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc Tổ chức I-VAN.
2. Đóng tiền theo quy định
3. Nhận kết quả giải quyết: theo hình thức đã đăng ký.
1.3
Thành phần hồ sơ
1. Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:
- Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin.
Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định số 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Các bạn xem và tải về tại đây:
2. Đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin;
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc Hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
3. Đối với người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin.
4. NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng, NLĐ hoặc thân nhân NLĐ chết kèm theo các giấy tờ:
- Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin;
- Sổ BHXH của NLĐ;
5. Đối với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Các sổ BHXH.
6. Đối với đơn vị SDLĐ
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);


Các bạn xem và tải về tại đây:

b) Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT);
c) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến điều chỉnh thông tin của đơn vị (nếu có);
d) Hồ sơ của NLĐ.
1.4
Số lượng hồ sơ
01 bộ
1.5
Thời hạn giải quyết
Kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định:
- Trường hợp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới: Không quá 05 ngày.
- Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: Không quá 05 ngày.
- Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN: Không quá 10 ngày.
- Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN: Không quá 03 ngày.
- Trường hợp xác nhận sổ BHXH: Không quá 05 ngày.
- Trường hợp hoàn trả do đóng trùng BHXH, BHTN: Không quá 10 ngày.
1.6
Đối tượng thực hiện TTHC
- Đơn vị SDLĐ;
- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
- NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng;
- NLĐ có từ 2 sổ BHXH trở lên đóng trùng BHXH, BHTN.
1.7
Cơ quan thực hiện TTHC
BHXH tỉnh, BHXH huyện
1.8
Kết quả thực hiện TTHC
- Sổ BHXH, thẻ BHYT (bản giấy hoặc bản điện tử) theo hình thức đăng ký;
- Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN (nếu có) kèm theo Quyết định hoàn trả (mẫu C16-TS).
1.9
Lệ phí
Không
1.10
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS);
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS);
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT).
1.11
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký HĐLĐ, Quyết định tuyển dụng đơn vị SDLĐ phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.
1.12
Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật BHYT số 25/2008/QH12 (14/11/2008);
- Luật BHYT số 46/2014/QH13 (13/6/2014);
- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 (16/11/2013);
- Luật BHXH số 58/2014/QH13 (20/11/2014);
- Luật An toàn, VSLĐ số 84/2015/QH13 (25/6/2015);
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP (11/11/2015);
- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP (12/03/2015);
- Nghị định số 88/2020/NĐ-CP (28/7/2020);
- Nghị định số 58/2020/NĐ-CP (27/5/2020);
- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (17/10/2018);
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP (21/12/2022);
- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH (29/12/2015);
- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH (31/7/2015);
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017);
- Quyết định số 838/QĐ-BHXH (29/5/2017);
- Quyết định số 888/QĐ-BHXH (16/7/2018);
- Quyết định số 505/QĐ-BHXH (27/3/2020);
- Quyết định số 1040/QĐ-BHXH (18/8/2020);
- Quyết định số 490/QĐ-BHXH (28/3/2023);
- Quyết định số 948/QĐ-BHXH (05/6/2023).


A. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, KPCĐ:

Theo điều 5, 14, 18, 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam quy định: Mức đóng và trách nhiệm đóng, cụ thể như sau:

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của Người lao động:

Người lao động, hằng tháng đóng: (Tổng: 10.5%), cụ thể:

- 8 % vào quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH)

- 1,5 % (BHYT)

- 1 % (BHTN)

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của Đơn vị (Doanh nghiệp):

Doanh nghiệp, hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động (Tổng 21.5%), cụ thể như sau:

- 17,5% (BHXH) (Trong đó: 3% quỹ ốm đau, thai sản, 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất).

- 3% (BHYT)

- 1 % (BHTN)

NHƯ VẬY:

- Hàng tháng DN phải nộp cho Cơ quan BHXH Quận, Huyện với tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN là: 32%

- Ngoài ra: Nộp cho Liên đoàn Lao động Quận, Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là: 2%

Xem thêm: Quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội


B. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN:

Theo điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, cụ thể như sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

- Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Chi tiết: Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH


Các khoản không phải đóng BHXH gồm:

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

+ Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến;
+ Tiền ăn giữa ca;
+ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
+ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác

=> Phải được ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Chú ý: 

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

      +) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

      +) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Chi tiết: Mức lương tối thiều vùng mới nhất

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.


III. Hồ sơ, thủ tục xin Cấp lại - Đổi -  Điều chỉnh thông tin trên Sổ BHXH, thẻ BHYT

4
Tên thủ tục hành chính
Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
4.1
Trình tự thực hiện
Bước 1. Lập hồ sơ theo quy định tại mục 4.3 (Thành phần hồ sơ).
Bước 2. Nộp hồ sơ
1. Người tham gia
a) Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
b) Người tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
c) Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
d) Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh.
đ) Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
e) Học sinh, sinh viên đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Cơ sở giáo dục.
2. Đơn vị
a) Đơn vị SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện
b) UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Tổ chức dịch vụ; Cơ sở giáo dục; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH, thẻ BHYT theo hình thức đăng ký.
4.2
Cách thức thực hiện
1. Nộp hồ sơ:
Người tham gia và đơn vị nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:
1.1. Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH;
1.2. Thông qua dịch vụ bưu chính;
1.3. Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN.
2. Nhận kết quả giải quyết:
a) Người tham gia nhận sổ BHXH, thẻ BHYT theo hình thức đăng ký.
b) Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính.
4.3
Thành phần hồ sơ
A - Đối với cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH
1. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
2. Trường hợp gộp sổ BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS);
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
3. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch, dân tộc, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH
3.1. Đối với người tham gia:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
- Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng như sau:
a) Trường hợp điều chỉnh thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch:
Căn cước công dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
Nếu là Đảng viên: cung cấp thêm lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng.
b) Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc.
(tài liệu hồ sơ nộp theo hướng dẫn tại Mục 3, 4 Phụ lục 01).
3.2. Đối với Đơn vị: trong trường hợp NLĐ nộp hồ sơ qua đơn vị.
- Xác nhận vào Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ đề nghị điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ BHXH. Nội dung xác nhận: Thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên (Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận);
- Các hồ sơ, tài liệu kèm theo do NLĐ cung cấp.
3.3. Đối với cơ quan BHXH (Phòng/Tổ chế độ BHXH): Lập danh sách và hồ sơ người lao động giải quyết BHXH một lần còn thời gian BHTN chưa hưởng; người tham gia hưởng, dừng hưởng, hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu D16-TS) gửi Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ để đối chiếu và xác nhận lại dữ liệu tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng trên cơ sở dữ liệu thu toàn quốc.
4. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH trước năm 1995:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS)
- Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng với từng trường hợp (theo hướng dẫn tại mục 1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 của BHXH Việt Nam), như sau:
4.1. Trường hợp cấp và ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995), hồ sơ bao gồm:
a) Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương ...;
b) Đối với người nghỉ chờ việc từ tháng 11/1987 đến trước ngày 01/01/1995: hồ sơ như điểm a, thêm Quyết định nghỉ chờ việc và Danh sách của đơn vị hoặc các giấy tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31/12/1994.
- Trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần.
- Trường hợp đơn vị đã giải thể thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.
4.2. Trường hợp cấp và ghi xác nhận thời gian đóng BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước nhưng không đúng hạn hoặc về nước đúng thời hạn nhưng đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm và người lao động tự do được cử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng BHXH bắt buộc (không bao gồm những trường hợp vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995):
a) Hồ sơ kèm theo của người lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ và của người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương bao gồm:
- Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01/01/1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.
- Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước) cấp. Trường hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của Cục Quản lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động.
- Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.
b) Hồ sơ kèm theo của người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố với các tổ chức kinh tế của nước ngoài bao gồm:
- Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01/01/1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.
- Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.
- Bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.
+ Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.
+ Trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.
c) Hồ sơ kèm theo của người đi học tập, thực tập ở nước ngoài bao gồm:
- Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.
- Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.
- Bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.
+ Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.
+ Trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.
d) Hồ sơ kèm theo của người đi làm chuyên gia theo Hiệp định của Chính phủ bao gồm:
- Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01/01/1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.
- Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.
- Bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi làm chuyên gia bằng một Quyết định chung cho nhiều người.
+ Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.
+ Trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.
- Giấy xác nhận của cơ quan quản lý chuyên gia về việc đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước và đóng BHXH theo quy định của Nhà nước của chuyên gia trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
4.3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH đối với cán bộ có thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn, bao gồm cả chức danh khác theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, hồ sơ kèm theo bao gồm:
- Hồ sơ, lý lịch gốc của cá nhân;
- Các giấy tờ liên quan chứng minh thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn (danh sách, Quyết định phân công, Quyết định hưởng sinh hoạt phí...).
4.4. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH đối với người có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có quy mô toàn xã, hồ sơ kèm theo bao gồm:
- Hồ sơ lý lịch gốc của cá nhân, hồ sơ đảng viên khai trong thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã, sổ sách hoặc giấy tờ liên quan như: danh sách trích ngang, danh sách chi trả sinh hoạt phí, danh sách hoặc Quyết định phê duyệt, công nhận kết quả bầu cử… thể hiện có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã từ ngày 01/7/1997 trở về trước. Trường hợp không có giấy tờ nêu trên nhưng có cơ sở xác định người lao động có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã thì UBND cấp xã phối hợp với Đảng ủy, HĐND xã nơi người lao động kê khai có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã xác minh, nếu đủ căn cứ xác định người lao động có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã thì có văn bản (biên bản) xác nhận về thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã, thời gian công tác giữ chức danh, chức vụ theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 250/QĐ-TTg và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.
- Danh sách phê duyệt của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt UBND tỉnh) đối với người lao động có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã từ ngày 01/7/1997 trở về trước (Mẫu do UBND tỉnh ban hành).
- Danh sách phê duyệt hồ sơ tính thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã của UBND tỉnh.
- Giấy xác nhận về thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã (Mẫu số 02-QĐ250 kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ) đối với người không cư trú tại tỉnh, thành phố có thời gian làm chủ nhiệm Hợp tác xã.
4.5. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, hồ sơ bao gồm:
- Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc thôi việc. Trường hợp quân nhân bị mất quyết định phục viên, xuất ngũ thì cung cấp giấy xác nhận của Thủ trưởng cấp Trung đoàn và tương đương trở lên nơi trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ hoặc trực tiếp quản lý đối tượng sau khi phục viên xuất ngũ thường trú tại địa phương hoặc Lý lịch Quân nhân, Lý lịch Đảng viên xác định rõ thời gian công tác trong quân đội;
- Giấy xác nhận chưa hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 2/10/2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định về việc thu hồi Quyết định hưởng chế độ và số tiền trợ cấp một lần theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ hoặc Quyết định số 38/2010/QĐ- TTg ngày 06/05/10 của Thủ tướng Chính phủ hoặc Quyết định thu hồi các Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
- Giấy xác nhận chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, BHXH một lần đối với trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994.
5. Điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS);
b) Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan tới việc điều chỉnh.

 
B - Đối với cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT:
1. Người tham gia:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
Lưu ý: Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý.
1.1. Trường hợp NLĐ đổi thẻ BHYT do được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn bổ sung Giấy tờ chứng minh cụ thể như sau:
a) Đối với người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
a.1) Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
- Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh;
- Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh;
- Quyết định công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương;
- Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội);
- Quyết định hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ghi rõ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.
a.2) Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trừ các đối tượng nêu tại điểm a.1. Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
- Huân chương Kháng chiến;
- Huy chương Kháng chiến;
- Huân chương Chiến thắng;
- Huy chương Chiến thắng;
- Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh;
- Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh;
- Giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua Khen thưởng cấp huyện;
- Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội);
b) Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, Nghị định số 157/2016/NĐ-CP
b.1) Đối với cựu chiến binh giai đoạn trước 30/4/1975, hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
- Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành.
- Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;
- Quyết định được hưởng trợ cấp theo QĐ số 38/2010/QĐ-TTg.
b.2) Cựu chiến binh giai đoạn từ 30/4/1975 đến trước thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
- Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành không ghi rõ thời gian, địa điểm nơi trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu thì bổ sung bản xác nhận về địa bàn phục vụ trong quân đội của cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên nơi trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ theo mẫu số 04B-HBKV - Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007)
- Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg đối với các trường hợp là cựu chiến binh quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
b.3) Đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành: Quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc chuyển ngành.
c) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ. Hồ sơ kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ hoặc Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH.
d) Thân nhân người có công với cách mạng (trừ trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ), bao gồm:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
- Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt
Hồ sơ gồm giấy tờ sau: Giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
đ) Người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ. Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận khuyết tật, ghi rõ mức độ khuyết tật thuộc các đối tượng người khuyết tật nặng và người khuyến tật đặc biệt nặng theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019.
- Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng
e) Người thuộc hộ gia đình nghèo; hộ gia đình cận nghèo; hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình. Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo theo Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH (03/8/2009);
- Xác nhận của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo theo kết quả rà soát thường xuyên (quy định tại Điều 5 Thông tư số 17/2016/TT- BLĐTBXH và Khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH).
1.2. Trường hợp điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính đối với người chỉ tham gia BHYT; hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau
a) Người chỉ tham gia BHYT thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính trên thẻ BHYT. Hồ sơ gửi kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau: Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 59/2021/TT-BCA, ngày 15/5/2021)
b) Trường hợp người tham gia đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp BHXH do cơ quan BHXH quản lý đề nghị điều chỉnh để đi khám bệnh, chữa bệnh: Căn cước công dân (theo hướng dẫn tại Công văn số 2754/BHXH-CSXH ngày 05/9/2023)
Ghi chú: người tham gia không có giấy tờ nêu tại phụ lục, mà có các giấy tờ liên quan khác để chứng minh, làm căn cứ điều chỉnh (trừ các trường hợp: điều chỉnh nhân thân, bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống) như: giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng; cựu chiến binh theo quy định tại Pháp lệnh Cựu chiến binh; người tham gia kháng chiến… thì đơn vị nộp các giấy tờ này cho cơ quan BHXH để xem xét, giải quyết.
2. Đơn vị (trong trường hợp NLĐ nộp hồ sơ qua đơn vị): Xác nhận Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên thẻ BHYT; đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì đơn vị không phải xác nhận.
4.4
Số lượng hồ sơ
01 bộ
4.5
Thời hạn giải quyết
1. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho NLĐ biết.
2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Cấp lại, đổi thẻ BHYT:
+ Trường hợp thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp không thay đổi thông tin hoặc người tham gia đang điều trị tại các cơ sở Khám chữa bệnh: trả trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.6
Đối tượng thực hiện TTHC
Cá nhân; Đơn vị SDLĐ; UBND xã, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Tổ chức dịch vụ, Cơ sở giáo dục
4.7
Cơ quan thực hiện TTHC
BHXH tỉnh; BHXH huyện.
4.8
Kết quả thực hiện TTHC
- Sổ BHXH (bản giấy hoặc bản điện tử) theo hình thức đăng ký;
- Thẻ BHYT (bản giấy hoặc bản điện tử) theo hình thức đăng ký.
4.9
Lệ phí
Không
4.10
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS)
4.11
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
Không
4.12
Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật BHYT số 25/2008/QH12 (14/11/2008);
- Luật BHYT số 46/2014/QH13 (13/6/2014);
- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 (16/11/2013);
- Luật BHXH số 58/2014/QH13 (20/11/2014);
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP (11/11/2015);
- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (17/10/2018);
- Nghị định số 134/2015/NĐ-CP (29/12/2015);
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP (21/12/2022);
- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP (12/3/2015);
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP (15/11/2015);
- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH (31/7/2015);
- Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH (18/02/2016);
- Thông báo số 13-TB/TW ngày 17/8/2016 của Ban Bí thư Trung ương về việc xác định tuổi của đảng viên;
- Thông tư số 13/TT-NV (04/9/1972) của Bộ Nội vụ;
- Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH (02/01/2019);
- Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT-BGDĐT- BTC-BLĐTBXH (03/8/2009);
- Quyết định số 250/QĐ-TTg (29/01/2013);
- Công văn số 4533/BHXH-CSXH (14/11/2013);
- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (17/10/2018);
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017);
- Quyết định số 838/QĐ-BHXH (29/5/2017);
- Quyết định số 888/QĐ-BHXH (16/7/2018);
- Quyết định số 505/QĐ-BHXH (27/3/2020);
- Quyết định số 490/QĐ-BHXH (28/3/2023);
- Quyết định số 948/QĐ-BHXH (05/6/2023).
- Công văn số 2754/BHXH-CSXH (05/9/2023)


IV. Hình thức đóng tiền BHXH:

1. Đóng tiền hằng tháng áp dụng đối với tất cả các DN:

- Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định.

=> Chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần áp dụng đối với:

- Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần.
- Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Nơi tham gia BHXH:

- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

- Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.


Kế toán Thiên Ưng chúc các bạn thành công!

thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội

 

Chia sẻ:
 
Họ tên
Mail của bạn
Email mà bạn muốn gửi tới
Tiêu đề mail
Nội dung
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Các tin tức khác
Quy định kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2024
Quy định kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2024
Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2024 theo quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Đối tượng đóng, tỷ lệ trích nộp kinh phí công đoàn.
Quy định về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2024
Quy định về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2024
Quy định về Bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 mới nhất: Mức đóng BHTN, điều hiện hưởng, mức hưởng, hồ sơ thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo Luật số 38/2013/QH13, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Điều 50 Luật Việc làm 2013
Mức lương, phụ cấp phải đóng BHXH năm 2024
Mức lương, phụ cấp phải đóng BHXH năm 2024
Mức lương đóng BHXH năm 2024, các khoản phụ cấp phải đóng BHXH, các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH như phụ cấp chuyên cần, tiền thưởng lương tháng 13 theo quy định mới nhất
Cách viết Mẫu TK1-TS Tờ khai tham gia BHXH
Cách viết Mẫu TK1-TS Tờ khai tham gia BHXH
Hướng dẫn viết Mẫu TK1-TS Tờ khai tham gia BHXH theo Quyết định 490/QĐ-BHXH. Cách ghi Tờ khai tham gia BHXH mới nhất năm 2024
Cách điền Mẫu TK3-TS theo Quyết định 490/QĐ-BHXH mới nhất
Cách điền Mẫu TK3-TS theo Quyết định 490/QĐ-BHXH mới nhất
Hướng dẫn cách viết Mẫu TK3-TS Tờ khai đơn vị tham gia BHXH, tờ khai điều chỉnh BHXH, BHYT theo Quyết định 490/QĐ-BHXH mới nhất năm 2024 của BHXH Việt Nam.
Tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 của Doanh nghiệp và NLĐ
Tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 của Doanh nghiệp và NLĐ
Quy định mức lương đóng Bảo hiểm xã hội năm 2024 mới nhất. Tỷ lệ đóng BHXH của DN và người lao động (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) qua các năm.
Cách viết Mẫu 01B-HSB thai sản, ốm đau dưỡng sức sau sinh
Cách viết Mẫu 01B-HSB thai sản, ốm đau dưỡng sức sau sinh
Hướng dẫn cách ghi Mẫu 01B-HSB chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức sau sinh, thai sản cho chồng khi vợ sinh theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2024 mới nhất.
Cách viết Mẫu C70a-HD thai sản, ốm đâu dưỡng sức sau sinh
Cách viết Mẫu C70a-HD thai sản, ốm đâu dưỡng sức sau sinh
Hướng dẫn cách điền Mẫu C70a-HD chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức sau sinh, thai sản cho nam khi vợ sinh theo Quyết định 636/QĐ-BHXH mới nhất.
Chế độ thai sản cho chồng 2024 khi vợ sinh con
Chế độ thai sản cho chồng 2024 khi vợ sinh con
Chế độ thai sản của chồng có vợ sinh con năm 2024 mới nhất: Điều kiện hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con.
Cách hạch toán kinh phí công đoàn trích nộp - truy thu
Cách hạch toán kinh phí công đoàn trích nộp - truy thu
Cách hạch toán kinh phí công đoàn khi trích nộp; Tiền truy thu kinh phí công đoàn có được đưa vào chi phí hợp lý, hạch toán truy thu kinh phí công đoàn.
Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2024
Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2024
Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2024 mới nhất; Tỷ lệ đóng BHYT đối với Doanh nghiệp và người lao động theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ
Quyết định 595/QĐ-BHXH Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN
Quyết định 595/QĐ-BHXH Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN
Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quy trình thu và Quản lý BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp
Quyết định 959/QĐ-BHXH Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN
Quyết định 959/QĐ-BHXH Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN
Quyết định 959/QĐ-BHXH quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ban hành ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam
Quyết định 919/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Quyết định 919/QĐ-BHXH ngày 26/8/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 01/QĐ-BHXH, 1399/QĐ-BHXH, 1399/QĐ-BHXH
Tìm chúng tôi trên
Quảng cáo
Phần mềm kê khai thuế htkk 5.2.3
hướng dẫn cách lập sổ kế toán trên excel
Tuyển kế toán
 
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online