Loading...
[X] Đóng lại
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Tư vấn lớp học
HOTLINE: Mr. Nam
0987.026.515
0987 026 515
Đăng ký học
Đang trực tuyến: 36
Tổng truy cập:   88295609
Quảng cáo
KẾ TOÁN THUẾ

Hỏi đáp Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2020 Phần 2


Trả lời vướng mắc về nội dung Quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp 2020; Giải đáp một số tình huống thuế TNDN khi quyết toán cuối năm.



- Tiếp sau Hỏi đáp Quyết toán thuế TNDN 2020 Phần 1 thì ngày 25/03/2021 trên trang web gdt.gov.vn Tổng cục thuế đã trả lời một số vướng mắc khi Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2020 - Phần 2. Kế toán Thiên Ưng xin chia sẻ lại để các bạn cùng tham khảo:

-----------------------------------------------------------------------------

Câu 1: Trong năm 2020 Công ty có phát sinh doanh thu từ chuyển nhượng đất nền, chuyển nhượng căn hộ chung cư và cho thuê mặt bằng. Đồng thời trong năm 2020 có phát sinh các chi phí ở bộ phận văn phòng công ty như tiền lương nhân viên quản lý, xăng xe, điện thoại, văn phòng phẩm…. Xin hỏi cuối năm khi làm quyết toán thuế TNDN các chi phí này sẽ phân bổ cho các hoạt động phát sinh doanh thu ở trên như thế nào?

Trả lời:
Tại điểm b.2 khoản 1 Điều 17 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:
“b.2) Chi phí chuyển nhượng bất động sản được trừ bao gồm:
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải hạch toán riêng các khoản chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.”
Việc phân bổ chi phí chung cho hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng các khoản chi phí được thực hiện theo quy định nêu trên.

 
Câu 2: Công ty thuê lao động bên ngoài thông qua hợp đồng với công ty dịch vụ. Tết vừa qua do Covid, Công ty không tổ chức tiệc tất niên nên chi trực tiếp cho người lao động 2 triệu đồng/người và chi cho cả người lao động thuê ngoài (chi trực tiếp bằng tiền mặt không thông qua công ty dịch vụ). Vậy xin hỏi khoản chi đó có phải là chi phí hợp lý không?

Trả lời:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) hướng dẫn về khoản chi được trừ và không được trừ như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
 
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
…”.
Căn cứ quy định nêu trên thì:
Trường hợp công ty có khoản chi mang tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động của công ty thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có thuê lao động bên ngoài thông qua hợp đồng với công ty dịch vụ và có phát sinh thêm khoản chi trực tiếp cho người lao động thuê ngoài nhưng khoản chi này không được nêu cụ thể trong hợp đồng với công ty dịch vụ, không quy định trong hợp đồng lao động thì khoản chi này không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

 
Câu 3: Công ty có thuê văn phòng tại 1 tỉnh khác địa điểm trụ sở chính của công ty.Xin hỏi công ty có cần đăng ký địa chỉ văn phòng này với cơ quan thuế và chi phí thuê văn phòng này có được tính vào chi phí được trừ không?

Trả lời:
Trường hợp Công ty có thuê văn phòng tại tỉnh khác địa điểm trụ sở chính để hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty cần làm các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế theo quy định pháp luật để thực hiện các nghĩa vụ thuế tại nơi đặt văn phòng làm việc.
Theo quy định của pháp luật thuế TNDN hiện hành, về nguyên tắc khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Việc hạch toán khoản chi phí này phụ thuộc vào việc văn phòng của Công ty đăng ký hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc với Công ty tại nơi đóng trụ sở chính.

 
Câu 4: Công ty A là công ty con của Công ty B, (A&B là doanh nghiệp tại VN), Công ty B là công ty con của công ty C tại nước ngoài, Công ty A vay tiền của Công ty C thì giao dịch vay tiền này có phải là giao dịch liên kết không? Chi phí lãi vay được trừ của công ty A có bị khống chế mức tối đa 30% EBITDA không?

Trả lời:
- Tại điểm a và b khoản 2 Điều 132/2020/NĐ-CP quy định:
“a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;”
Do đó trường hợp công ty A là công ty con của công ty B (A&B là doanh nghiệp tại VN), công ty B là công ty con của công ty C tại nước ngoài, nếu công ty A nắm giữ gián tiếp ít nhất 25% vốn góp (qua Công ty B) được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay tiền của công ty A với công ty C là giao dịch liên kết và Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ) cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

 
Câu 5: Đề nghị hướng dẫn chi tiết để khai báo phụ lục số 01 - Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết  trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN?

Trả lời:
Trong thông báo nâng cấp ứng dụng HTKK trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế đã có tài liệu hướng dẫn chi tiết cho nội dung bạn hỏi. Bạn truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế và tải tài liệu theo link sau: 
http://gdt.gov.vn

 
Câu 6: Cuối năm công ty có trích trước lãi tiền gửi tiết kiệm chưa đáo hạn. Khi Quyết toán thuế số tiền lãi trích trước sẽ được điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế, sang năm sau thực nhận tiền lãi từ ngân hàng thì cuối năm sau mới điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế đối với tiền lãi trích trước của năm. Cách xử lý nghiệp vụ như vậy có đúng không?

Trả lời:
Về việc xác định lợi nhuận trước thuế TNDN thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp.
Về xác định thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng vào thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

 
Câu 7:  Xin hỏi
1/  Công ty thiếu vốn nên mượn tiền không lãi suất của Giám đốc, giao dịch này có phải là giao dịch liên kết không? Trình bày nghiệp vụ này trên báo cáo tài chính năm như thế nào?
2/ Nghị định 132 năm 2020 có đoạn : " Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế. ". Như vậy có nghĩa là lãi vay bị khống chế 30%?

Trả lời:
Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
“a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”

 
Câu 8: Đơn vị tôi là 1 Chi nhánh hạch toán độc lập, tự kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Năm 2020 đơn vị tôi có tổng doanh thu dưới 200 tỷ đồng, Công ty mẹ của chi nhánh tôi có Doanh thu trên 200 tỷ đồng. Vậy đơn vị tôi có được hưởng ưu đãi Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 theo Nghị định 114/2020/NĐ-CP hay không?

Trả lời:
Đối tượng được giảm 30% thuế TNDN năm 2020 thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 116/2020/QH14 và Nghị định số 114/2020/NĐ-CP. Theo đó, Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 đối với trường hợp tổ chức có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Tổ chức bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
- Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Tổng doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này là tổng doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.”
- Điều 84 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định:
“Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. ”
Căn cứ các quy định nêu trên, căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế theo Nghị quyết số 116/2020/QH14 và Nghị định số 114/2020/NĐ-CP là doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu của chi nhánh thể hiện trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020.
Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các quy định nêu trên và căn cứ thực tế đơn vị để áp dụng phù hợp.

 
Câu 9: Trong năm Công ty có mượn tiền của giám đốc không lãi suất, xin hỏi giao dịch này có phải là giao dịch kiên kết không? Nếu là giao dịch liên kết thì kê khai như thế nào?

Trả lời:
Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

 
Câu 10: Doanh nghiệp kinh doanh thép có những mặt hàng tồn kho qua nhiều năm đã han gỉ chưa bán được. Xin hỏi theo QĐ 48 những mặt hàng kém phẩm chất, lỗi thời, chậm luân chuyển thì có được thực hiện trích lập dự phòng không?

Trả lời:
Căn cứ quy định tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

 
Câu 11: Theo quy định hiện hành ưu đãi giảm 30% thuế TNDN áp dụng cho doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 200 tỷ đồng. Xin hỏi doanh thu 200 tỷ đồng này có bao gồm cả thu nhập khác và thu nhập tài chính không?

Trả lời:
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Tổng doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này là tổng doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Căn cứ quy định nêu trên, doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng được giảm 30% thuế TNDN là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.

 
Câu 12: Doanh nghiệp là công ty TNHH 2 thành viên góp vốn. Tổng giám đốc chiếm 80% vốn góp, Phó tổng giám đốc chiếm 20% vốn góp. Trong năm 2020 do thiếu tiền phục vụ sản xuất kinh doanh nên công ty có lúc mượn tiền của 2 thành viên trên với lãi suất 0% và có lúc cho 2 thành viên trên vay tiền với lãi suất bằng lãi suất ngân hàng tại thời điểm . Số tiền mượn và tiền vay của 2 thành viên trên  lớn hơn 10% vốn điều lệ (Cuối năm 2020 đã trả hết số tiền mượn, tiền cho vay thì vẫn còn). Xin hỏi:
1. Giao dịch mượn tiền và cho vay trên có phải là giao dịch liên kết không?
2. Cuối năm có phải làm phụ lục giao dịch liên kết khi làm quyết toán thuế TNDN không?
3. Mượn tiền với lãi suất 0% thì 2 thành viên trên có bị ấn định thuế TNCN không?
4. Công ty có phải xuất hóa đơn cho khoản lãi vay thu được hàng tháng của 2 thành viên trên không?

Trả lời:
1. Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định
“l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.” .
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay mượn của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc điều hành, kiểm soát Công ty với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc là giao dịch liên kết.
2. Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết và thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Việc cá nhân cho công ty mượn tiền với lãi suất 0% thì cá nhân đó sẽ bị ấn định thuế TNCN.
 Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các quy định nêu trên và căn cứ thực tế đơn vị để áp dụng phù hợp.

 
Câu 13: Đơn vị là bệnh viện tư nhân, được thành lập theo giấy CNĐKKD năm 2014. Sau quá trình xây dựng đến tháng 9/2018 bệnh viện đã đi vào khám chữa bệnh. Xin hỏi: Bệnh viện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN dành cho DN xã hội hóa về Y tế không? Nếu được thì mức hưởng như thế nào? Thời điểm hưởng ưu đãi thuế TNDN là thời điểm từ khi có doanh thu hay khi có lãi? Đơn vị cần làm những thủ tục gì?

Trả lời:
Về việc ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa (trong đó có lĩnh vực y tế)  thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15, khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của doanh nghiệp được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hoá được do Thủ tướng Chính phủ quy định (cụ thể là Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
DN căn cứ theo các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên để tự xác định điều kiện ưu đãi thuế mà DN đáp ứng trên cơ sở đó tự kê khai ưu đãi thuế theo đúng quy định.

 
Câu 14: Công ty thuộc đối tượng ưu đãi thuế TNDN theo dự án mới (ưu đãi theo địa bàn). Công ty có hoạt động thương mại bán nguyên vật liệu của quá trình sản xuất. Xin hỏi hoạt động này có được hưởng ưu đãi thuế TNDN hay không?

Trả lời:
-Theo quy định của pháp luật về thuế TNDN hiện hành, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư mới (dự án đầu tư độc lập) hoặc dự án đầu tư mở rộng theo điều kiện địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
DN có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn thì thu nhập được hưởng ưu đãi là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập không được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN.
Nếu DN có dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn ưu đãi trong quá trình hoạt động có phát sinh hoạt động thương mại nhưng không gắn với dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi thì thu nhập từ hoạt động thương mại này không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

 
Câu 15: Năm 2020 Công ty có đầu tư cổ phiếu: 1000 cổ phiếu A ở Công ty chứng khoán ACBS giá 20.000 đồng/cổ phiếu, và 2500 cổ phiếu A ở Công ty chứng khoán BSC giá 25.000 đồng/cổ phiếu. Xin hỏi:
1. Thời điểm ghi nhận cổ phiếu là thời điểm khớp lệnh (T+0) hay thời điểm cổ phiếu về tài khoản (T+3)?
2. Khi bán cổ phiếu thì giá vốn tính theo từng công ty chứng khoán hay tính bình quân tất cả?
3. Cuối năm giá cổ phiếu A giảm còn 15.000 đồng/cổ phiếu, dự phòng giảm giá chứng khoán sẽ tính trên giá mua của từng công ty chứng khoán hay trên giá bình quân của toàn Công ty? (Công ty tính giá vốn hàng bán theo bình quân  tức thời)

Trả lời:
Tại Điều 15 Thông tư số 78/2014 ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định:
Điều 15. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
1. Phạm vi áp dụng:
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.

2. Căn cứ tính thuế:
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
- Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
- Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực mua chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền.
+ Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.

Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Căn cứ các quy định trên:
Khi Công ty chuyển nhượng cổ phiếu thì công ty xác định giá bán và giá mua để kê khai, nộp thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ Tài chính.
Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các quy định nêu trên và liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

 
Câu 16: Xin hỏi đối với mặt hàng sắt thép tồn kho lâu năm, chất lượng giảm sút do để ngoài trời bị han rỉ, rỉ rỗ, cong vênh...thì doanh nghiệp có được trích lập dự phòng giảm giá do giảm chất lượng không? (Nếu bán chỉ bán được như giá phế liệu).

Trả lời:
Căn cứ quy định tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

 
Câu 17: Bệnh viện được xây dựng trên đất thuê của nhà nước là 50 năm. Xin hỏi thời gian trích khấu hao tòa nhà theo khung khấu hao TSCĐ theo thông 45/2013 hay theo thời gian thuê đất?

Trả lời:
TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc được xác định, theo dõi riêng với giá trị quyền sử dụng đất. Thời gian trích khấu hao đối với nhà cửa, vật kiến trúc thực hiện theo khung thời gian quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung nếu có.

 
Câu 18:  Năm 2020, Công ty được hưởng các loại ưu đãi sau:
Thứ 1: Doanh nghiệp sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư (Phụ lục 03-3A/TNDN), mức độ ưu đãi như sau:
Thuế suất thuế TNDN 17%
Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 6 năm kể từ năm 2018
Thời gian miễn thuế 2 năm kể từ 2018
Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp 4 năm, kể từ năm 2020
Thứ 2: Được giảm 30% theo Nghị quyết 116/2020/QH14 (Phụ lục 03TNDN-PL-ND114
Nhưng khi nhập số liệu vào phần mềm kê khai thì ở Tờ khai Mã số C12 chỉ thể hiện số tiền theo loại ưu đãi thứ 1.
Còn nếu nhập theo tổng mức ưu đãi là 65% ở Phụ lục 03-3A/TNDN thì Mã số C12 thể hiện được tổng số tiền ưu đãi cả 2 loại.
Xin hỏi nhập tổng mức ưu đãi vào Phụ lục 03-3A/TNDN là 65% đúng hay sai, nếu sai thì có cách làm nào khác để trên tờ khai Mã số C12 thể hiện được đầy đủ số tiền thuế được ưu đãi?

Trả lời:
Doanh nghiệp thực hiện kê khai như sau:
+ Kê khai số thuế chênh lệch do áp dụng thuế suất ưu đãi lên chỉ tiêu C11 của tờ khai 03/TNDN (tương ứng với số liệu chỉ tiêu 4 (Phụ lục 03-3A/TNDN)
+ Kê khai tổng số thuế được miễn, giảm lên chỉ tiêu C12 của tờ khai 03/TNDN. Trong đó số thuế được miễn giảm trên chỉ tiêu C12 bao gồm:
- Số thuế được miễn, giảm theo Luật thuế TNDN (đã kê khai tại chỉ tiêu 9 của Phụ lục 03-3A/TNDN)
- Số thuế được giảm theo Nghị quyết 116/2020/QH14 (đã kê khai trên chỉ tiêu 15 của phụ lục 114/2020/NĐ-CP và chỉ tiêu C14 của tờ khai 03/TNDN).

 
Câu 19: Năm 2020 Công ty có:
- Dịch vụ trực tiếp phục vụ nông nghiệp như cày, bừa đất được miễn thuế lỗ 4 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực được ưu đãi (nhà máy điện) tại địa bàn đặc biệt khó khăn được ưu đãi miễn thuế TNDN bị lỗ 10 tỷ đồng.
- Các hoạt động khác không được hưởng ưu đãi thuế TNDN (thuế suất thuế TNDN 20%). Năm 2020, kết quả có lãi là 100 tỷ đồng.
Công ty thực hiện bù trừ số lỗ của hoạt động cày, bừa đất (-4 tỷ đồng) và số lỗ của dự án đầu tư mới (-10 tỷ đồng) vào thu nhập chịu thuế của hoạt động khác (+100 tỷ đồng). Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ (+ 86 tỷ đồng) sẽ nộp thuế TNDN năm 2020 theo thuế suất 20%.
Xin hỏi việc bù trừ như trên có đúng quy định không?

Trả lời:
Tại khoản 9 Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính về thuế TNDN đã hướng dẫn doanh nghiệp được bù trừ lãi, lỗ giữa các hoat động kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm hoạt động được ưu đãi và không được ưu đãi).
Đề nghị Quý Công ty căn cứ quy định nêu trên và thực tế các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện nguyên tắc bù trừ lãi lỗ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác định số thuế TNDN còn phải nộp theo quy định.

 
Câu 20: Công ty mới thành lập bắt đầu có doanh thu từ cuối năm 2019 đến nay. Do trong giai đoạn đầu hoạt động nên công suất hoạt động của công ty năm 2020 thấp hơn rất nhiều so với công suất dự kiến (khoảng 30% công suất dự kiến). Theo quy định về kế toán thì các chi phí cố định: khấu hao, phân bổ công cụ dụng cụ... Công ty chỉ được tính tương ứng với mức công suất hoạt động bình thường. Do đó phần chi phí vượt mức bình thường do nhà máy sản xuất ở mức sản lượng thấp hơn dự kiến công ty ghi nhận vào giá vốn (tài khoản 632). Như vậy thì khoản giá vốn này doanh nghiệp có được tính chi phí được trừ cho quyết toán thuế TNDN 2020 hay không? Nếu không được thì có được phép điều chỉnh giảm chi phí này vào năm 2020, và sẽ điều chỉnh tăng vào những năm công ty có mức sản xuất cao hơn dự kiến được không?

Trả lời:
Về nguyên tắc, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
(i) Nếu nội dung Công ty hỏi liên quan đến việc trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm thì Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính và mục III phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này trong đó có quy định:Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
(ii) Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đề nghị Công ty nghiên cứu quy định tại điểm d khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC) cụ thể: Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.

 
Câu 21: Năm 2020 Công ty xây dựng nhà xưởng, các hàng mục công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Còn 10% giá trị quyết toán sau cùng nhà thầu xây dựng chưa xuất hóa đơn và ký bản nghiệm thu phần này. Công ty thực hiện ghi nhận tạm giá trị 10% này vào nguyên giá TSCĐ theo giá trị ghi trên hợp đồng và tiến hành trích khấu hao công trình, vậy chi phí khấu hao tương ứng với 10% giá trị chưa có hóa đơn và bản nghiệm thu quyết toán này có được ghi nhận là chi phí hợp lệ khi quyết toán thuế TNDN 2020 không?
Nếu không được ghi nhận vào chi phí hợp lý năm 2020 thì có được phép điều chỉnh giảm chi phí liên quan đến phần khấu hao này trong báo cáo quyết toán năm 2020 và sẽ thực hiện điều chỉnh tăng chi phí vào kỳ tính thuế mà nhà thầu xây dựng xuất hóa đơn được không?

Trả lời:
Nếu nhà xưởng của Công ty đáp ứng điều kiện ghi nhận là TSCĐ theo quy định thì khoản chi phí khấu hao TSCĐ đối với nhà xưởng này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện sau:
    TSCĐ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được quản lý, theo dõi, hạch toán trên sổ sách kế toán.
    Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thực hiện trích khấu hao. Hàng năm, doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Về khoản 10% giá trị quyết toán sau cùng, nhà thầu xây dựng chưa xuất hóa đơn đối với nhà xưởng của Công ty, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 1 Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ như sau:
    Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

 
Câu 22: Đơn vị là công ty 100% vốn nước ngoài. Trong quá trình XDCB có phát sinh khoản lãi vay từ công ty mẹ nước ngoài. Hàng tháng, công ty có tính và hạch toán chi phí lãi vay phải trả vào TK 241. Xin hỏi:
1. Trong năm tài chính, quá trình XDCB chưa kết thúc thì khoản chi phí lãi vay này Công ty có phải kê khai giao dịch liên kết không và cụ thể kê khai như nào?
2.  Sang năm tới, nếu sau khi quá trình XDCB kết thúc thì khoản lãi vay phát sinh đó sẽ được vốn hóa vào tài sản và sẽ được trích khấu hao hàng tháng. Vậy Công ty cần kê khai khoản chi phí lãi vay đã được vốn hóa như nào cho đúng vào PL 01 của giao dịch liên kết?

Trả lời:
1. Trong năm tài chính, quá trình XDCB chưa kết thúc, nếu Cty có phát sinh khoản chi phí lãi vay với Công ty mẹ tại nước ngoài, Công ty phải kê khai giao dịch liên kết đi vay để xác định chi phí lãi vay từ bên liên kết theo các nguyên tắc phân tích so sánh và phương pháp xác định giá GDLK của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Giao dịch này được kê khai tại dòng 2.4.2 mục III Phụ lục I kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
2. Chi phí lãi vay từ bên liên kết đã được xác định lại theo các nguyên tắc và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được vốn hóa vào tài sản trong quá trình XDCB, khi kết thúc quá trình XDCB đưa vào sử dụng và tính khấu hao hàng tháng sẽ không phải kê khai lại chi phí lãi vay đã được vốn hóa vào các năm sau.

 
Câu 23: Hiện tại Công ty năm 2020 có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho thành phẩm căn cứ vào giá bán sản phẩm tháng 12/2020 và tháng 1,2/2021 để lập dự phòng. Do Công ty không có đủ cơ sở giá thị trường nên lấy theo giá bán các tháng như trên. Như vậy khoản lập dự phòng này có được tính vào chi phí quyết toán thuế TNDN 2020 hay không? Cần có những chứng từ gì để chứng minh việc lập dự phòng này là hợp lý và được tính trong quyết toán thuế TNDN 2020?
Trả lời:
Về việc xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đề nghị Công ty nghiên cứu quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng. Cụ thể như sau:
 
2. Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x (Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán  -  Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho)
 
Trong đó:
-  Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

 
Câu 24: Trong năm 2020 Công ty mới thành lập chưa có doanh thu hoạt động nhưng phát sinh các chi phí thành lập như mua chữ kí số và hóa đơn. Xin hỏi có thể treo chi phí đó qua năm 2021 được không?

Trả lời:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi được trừ và không được trừ như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.
Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
...”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đề nghị Quý Công ty căn cứ từng khoản chi cụ thể để xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định.

 
Câu 25: Thời điểm ghi nhận doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cho mục đích tính thuế hiện được quy định trong các văn bản hướng dẫn các luật khác nhau. Theo đó, thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua (phù hợp với nguyên tắc ghi nhận doanh thu quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán); Thời điểm xác định doanh thu tính GTGT là"ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”. Như vậy, thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu theo quy định về Thuế GTGT và Thuế TNDN/kế toán có thể không trùng nhau do thời điểm xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan có thể không trùng với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận của các bên liên quan/incoterm áp dụng, như vậy có đúng không?
Ngoài ra, trên tờ khai hải quan không có chỉ tiêu ngày hoàn thành thủ tục hải quan, vậy doanh nghiệp cần lấy ngày nào cho mục đích xác định doanh thu tính thuế GTGT?

Trả lời:
Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2014) của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế quy định:
“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.
Vấn đề này BTC đã có công văn số 5476/BTC-CST ngày 07/5/2020 hướng dẫn: từ ngày 01/9/2014 trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thì thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế đối với hoạt động xuất khẩu là ngày xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan, trong đó áp dụng cho cả mục đích tính thuế GTGT và thuế TNDN.

 
Câu 26: Công ty qúy 3 có lãi và chưa tạm nộp thuế TNDN, nếu giờ Công ty mới đóng thuế TNDN thì tiền lãi chậm nộp tính từ ngày đầu tiên của quý 4 hay là ngày 31/01/2021?

Trả lời:
Đối với kỳ tính thuế năm 2020, nếu số thuế doanh nghiệp tạm nộp trong kỳ (cả năm 2020) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp. Thời gian tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp (ngày 31/01/2021) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

 
Câu 27: Trong năm 2020 Công ty kinh doanh bị lỗ nên có vay tiền của giám đốc để chi trả các khoản chi phí trong kỳ (giám đốc là người được chủ doanh nghiệp thuê về quản lý), giao dịch này có phải là giao dịch liên kết không? Nếu là giao dịch liên kết thì cách kê khai như thế nào?

Trả lời:
Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay mượn của giám đốc điều hành, kiểm soát Công ty với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với giám đốc là giao dịch liên kết.
Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

 
Câu 28: Công ty thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh hạch toán phụ thuộc. Xin hỏi cuối năm Công ty có cần phân bổ thuế TNDN cho địa điểm KD không và cần nộp phụ lục hoặc giấy tờ gì cho địa điểm kinh doanh này?

Trả lời:
Trong năm 2020, trường hợp công ty có địa điểm kinh doanh khác tỉnh là cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc thì công ty thực hiện tính phân bổ số thuế TNDN phải nộp tại nơi có trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất theo tỷ lệ chi phí. Công ty kê khai số thuế phải nộp phân bổ trên phụ lục 03-8/TNDN kèm theo tờ khai 03/TNDN.

 
Câu 29:  Xin hỏi
1. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế theo địa bàn đầu tư, có thanh lý tài sản cố định đã qua sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất  trên địa bàn ưu đãi thuế, thu nhập này có được hưởng ưu đãi thuế theo địa bàn không?
2. Công ty hỗ trợ bằng hiện vật (máy móc phục vụ cho việc xét nghiệm Covid) cho CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) tại địa phương, có biên bản tài trợ đầy đủ ký với CDC, hóa đơn mua vào hợp lệ thì có được khấu trừ chi phí không?

Trả lời:
1. Theo quy định của pháp luật về thuế TNDN hiện hành, DN có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn thì thu nhập được hưởng ưu đãi là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập không được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN.
2. Về việc tính khoản hỗ trợ, tài trợ của doanh nghiệp cho các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, hiện nay Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn. Vì vậy, sau khi Nghị định được ban hành, đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.

 
Câu 30: Công ty vay ngân hàng để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh, tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đứng tên giám đốc, số tiền vay ngân hàng cao hơn vốn chủ sở hữu. Như vậy có gọi là giao dịch liên kết không và có phải kê khai giao dịch liên kết không?

Trả lời:
Tại khoản 2 Điều 1, điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
Giám đốc cho Công ty mượn bất động sản để thế chấp không phải là giao dịch liên kết.
Trong năm tài chính, nếu Công ty có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

 
Câu 31:  Xin hỏi
1) Đơn vị đang được hưởng ưu đãi 50% thuế TNDN, nhưng đơn vị có doanh thu dưới 200 tỷ. Vậy đơn vị có được hưởng thêm khoản ưu đãi giảm 30% thuế TNDN nữa không? (Tức sau khi được giảm ưu đãi 50% thuế TNDN có được giảm tiếp 30% thuế TNDN theo nghị quyết 116/2020 không?)
2) Nếu trong năm tài chính 2020 đơn vị chỉ có doanh thu hoạt động tài chính thì có được áp dụng mức giảm thuế TNDN 30% theo nghị quyết 116/2020 không?

Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, trường hợp doanh nghiệp có doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng mà đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN (ví dụ giảm 50% số thuế TNDN phải nộp) thì sau khi áp dụng mức ưu đãi này để tính ra số thuế phải nộp, doanh nghiệp tiếp tục được giảm 30% thuế TNDN theo Nghị quyết số 116/2020/QH14.
 
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 114/2020/NĐ-CP, nếu doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp năm 2020 bằng không thì đáp ứng điều kiện không quá 200 tỷ đồng và được giảm 30% thuế TNDN theo Nghị quyết số 116/2020/QH14.

 
Câu 32: Đơn vị đã nộp thuế TNDN năm 2020, sau đó có nộp tờ khai bổ sung được giảm trừ theo Nghị quyết số 116/2020/QH 14 ngày 19/6/2020, số tiền thuế được giảm trừ là 1.704.838 đồng. Như vậy, số tiền được giảm trừ này có được bù trừ vào năm 2021 hay không? hay phải làm thủ tục gì để được hoàn thuế?

Trả lời:
Trường hợp đơn vị có số thuế TNDN nộp thừa thì số thuế nộp thừa được bù trừ với số thuế TNDN còn nợ hoặc số thuế TNDN phát sinh phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn trả khi không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, Trường hợp đơn vị đủ điều kiện và có đề nghị hoàn trả số thuế nộp thừa, đơn vị liên hệ cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn thủ tục hoàn thuế.

 
Câu 33: Trong năm đơn vị phát sinh chi phí lãi vay tại ngân hàng thương mại, khoản vay lớn hơn 25% vốn chủ. Đồng thời đơn vị có phát sinh giao dịch mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng thời là người đại diện pháp luật lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu.  Xin hỏi 2 giao dịch trên của đơn vị có bị khống chế lãi vay theo NĐ 132 không? Căn cứ pháp lí cụ thể tại mục nào, điều nào của nghị định?

Trả lời:
Tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“ d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
Trường hợp Công ty mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng là người đại diện pháp luật điều hành, kiểm soát doanh nghiệp với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với chủ doanh nghiệp là giao dịch liên kết.

 
Câu 34: Công ty nhận được  khoản lợi nhuận đầu tư vào công ty con (công ty con được miển thuế) thì khoản thu nhập này công ty có phải kê khai, tính hay nộp thuế TNDN nữa không?

Trả lời:
Căn cứ Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định thu nhập khác (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính), trong đó tại khoản 23 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định: “23. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.”.
Tại Khoản 6 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính có hướng dẫn về khoản thu nhập được miễn thuế.
Đề nghị công ty căn cứ các quy định nêu trên, tình hình thực tế phát sinh, liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn cụ thể.

 
Câu 35: Đơn vị là chi nhánh phụ thuộc (do Cục Thuế Yên Bái quản lý thuế) có công ty mẹ tại tỉnh Ninh Binh, chi nhánh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Căn cứ tiết h, khoản 1 và tiết d khoản 2, Điều 11  NĐ 126/2020/NĐ-CP, vậy tại kỳ quyết toán năm 2020, chi nhánh có phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN cho Cục Thuế Yên Bái không? nếu có Chi nhánh sử dụng mẫu biểu nào để kê khai?

Trả lời:
Tại Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 12 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về nộp hò sơ khai thuế TNDN áp dụng cho năm 2020 như sau:
“Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế
a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
d) Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
đ) Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
e) Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
Trường hợp cần áp dụng khai thuế khác với hướng dẫn tại điểm này thì tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn riêng.
…”.
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp căn cứ tình hình thực tế hạch toán tại chi nhánh (hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc) để thực hiện khai, nộp hồ sơ khai thuế TNDN của chi nhánh theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì DN phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi của chi nhánh để kê khai nộp thuế riêng.

 
Câu 36: Công ty tôi có lợi nhuận kế toán trước thuế là âm. Sau khi nhập xong phụ lục 03-1A thì sang tờ khai quyết toán thuế TNDN thì ô C4 (Thu nhập tính thuế) lại hiển thị bằng 0 trong khi ô C1 (Thu nhập chịu thuế) vẫn hiển thị số âm. Xin hỏi như vậy có đúng không? (Công ty thực hiện trên phần mềm HTKK 4.5.3)

Trả lời:
Chỉ tiêu C4 trên tờ khai 03/TNDN là thu nhập tính thuế. Trường hợp trên phụ lục 03-1A/TNDN chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN là số âm, có nghĩa là không phát sinh thu nhập tính thuế nên chỉ tiêu C4 lúc này trên tờ khai 03/TNDN bằng 0 (vì lỗ nên không có thu nhập tính thuế)

 
Câu 38: Công ty có vay vốn ngân hàng thương mại để phục vụ kinh doanh trên 25% vốn chủ sở hữu theo ND 132. Giao dịch này có phải là giao dịch liên kết hay không?

Trả lời:
Tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“ d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay. “
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.

 
Câu 38: Tài sản cố định góp vốn nhưng do trong quá trình lắp ráp thì không sử dụng được, sau thời gian xem xét thì do công nghệ lạc hậu nên quyết định thanh lý mua máy mới. Tài sản chưa tham gia vào quá trình sản xuất. Vậy xin hỏi khi thanh lý giá trị còn lại đó có được ghi nhận chi phí được khấu trừ thuế hay không?

Trả lời:
Theo quy định tại pháp luật thuế TNDN hiện hành, về nguyên tắc, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
 
Do đó, tài sản không tham gia phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì không đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các chi phí liên quan đến tài sản này.

 
Câu 40: Công ty thuê 1 cá nhân viết phần mềm trọn gói 1 lần 30 triệu, không có hóa đơn.  Nếu công ty không thực hiện khấu trừ 10% TNCN mà có hợp đồng khoán giữa hai bên (không có công chứng) vậy chi phí thuê này có được đưa vào bảng kê mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn (01/tndn) là chi phí hợp lí khi quyết toán thuế TNDN không?

Trả lời:
Tại điểm điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) cho phép DN lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ trong các trường hợp sau:
-....
- mua  hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm)
Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của DN ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực...
Trường hợp doanh nghiệp nêu được thực hiện theo quy định tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, khấu trừ nộp thay thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công của cá nhân được doanh nghiệp thuê cung cấp dịch vụ.

 
Câu 40: Điều kiện để được miễn giảm thuế  năm 2020 là Doanh thu không quá 200 tỷ. Vậy có thể hiểu doanh thu ở đây là tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT của năm không?

Trả lời:
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Tổng doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này là tổng doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Căn cứ quy định nêu trên, doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng được giảm 30% thuế TNDN là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 
Câu 41: Đơn vị là Ban quản lý dự án huyện; Trung tâm y tế huyện thì phải kê khai và quyết toán thuế TNDN và GTGT theo mẫu tờ khai nào? Có phải nộp BCTC không (nếu có thì theo mẫu nào)?

Trả lời:
Trường hợp đơn vị có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà đơn vị hạch toán được doanh thu, chi phí thì đơn vị kê khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN.
Trường hợp đơn vị xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu theo mẫu 04/TNDN.

 
Câu 42:
1/ Công ty cổ phần thiếu vốn lưu động có thể vay của cá nhân - không phải là cổ đông nhưng là người có quan hệ gia đình với cổ đông với mức lãi suất 0% không?
2/ Trường hợp trên có bị coi là có giao dịch liên kết không? Nếu có thì áp dụng như thế nào?

Trả lời:
Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“ l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty mượn tiền của một cá nhân mà cá nhân đó có quan hệ gia đình với cổ đông (là người điều hành, kiểm soát doanh nghiệp) với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với cá nhân có quan hệ gia đình với cổ đông đó là giao dịch liên kết.
Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

 
Câu 43: Công ty A thuê xe tải chở hàng của cá nhân thì có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Trả lời:
Về nguyên tắc, theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính, các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, bao gồm chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và không thuộc các khoản chi không được trừ thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Tại điểm điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) cho phép DN lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ trong các trường hợp sau:
-....
- mua  hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm)
Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của DN ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực...
Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các quy định nêu trên và căn cứ thực tế đơn vị để áp dụng phù hợp.

 


Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!
--------------------------------------------------------------------------------------

 
hỏi đáp nội dung quyết toán thuế tndn 2020
Chia sẻ:
 
Họ tên
Mail của bạn
Email mà bạn muốn gửi tới
Tiêu đề mail
Nội dung
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Các tin tức khác
Hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 mẫu 03/TNDN
Hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 mẫu 03/TNDN
Hướng dẫn cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN năm 2024 và các phụ lục kèm theo 03-1A, 03-2A trên phần mềm HTKK, chi tiết từng chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán TNDN.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý và cả năm
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý và cả năm
Hướng dẫn cách tính thuế TNDN tạm tính theo quý và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 phải nộp cả năm; Cách xác định thu nhập chịu thuế, các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024
Thuế suất thuế TNDN năm 2024 mới nhất theo Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp. Ưu đãi thuế TNDN đối với 1 số trường hợp.
Cách chuyển lỗ trên Tờ khai Quyết toán thuế 03/TNDN
Cách chuyển lỗ trên Tờ khai Quyết toán thuế 03/TNDN
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định năm 2023 - 2024, cách chuyển lỗ trên tờ khai Quyết toán thuế 03-2/TNDN giữa các năm, từ năm trước chuyển sang năm nay theo đúng quy định xác định lỗ và chuyển lỗ khi tính thuế TNDN.
Hỏi đáp Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2020
Hỏi đáp Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2020
Trả lời vướng mắc Quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp 2020; Giải đáp một số tình huống thuế thu nhập doanh nghiệp khi quyết toán cuối năm.
Hướng dẫn cách kê khai thuế TNDN tạm tính quý
Hướng dẫn cách kê khai thuế TNDN tạm tính quý
Hướng dẫn cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý theo Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ tài chính: DN không phải nộp Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mà sẽ nộp Tiền thuế TNDN tạm tính quý (nếu có phát sinh)
Nguyên tắc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017
Các nguyên tắc và quy định kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2017 mới nhất theo Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính
Hướng dẫn lập tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mẫu 01A/TNDN
Hướng dẫn cách lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý mẫu 01A/TNDN trên phần mềm HTKK
Tìm chúng tôi trên
Quảng cáo
Phần mềm kê khai thuế htkk 5.2.0
hướng dẫn cách lập sổ kế toán trên excel
Tuyển kế toán
 
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online