Loading...
[X] Đóng lại
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Tư vấn lớp học
HOTLINE: Mr. Nam
0987.026.515
0987 026 515
Đăng ký học
Đang trực tuyến: 73
Tổng truy cập:   87143300
Quảng cáo
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN

Hướng dẫn cách hạch toán chi phí lãi vay

 

Bài viết trước Kế toán Thiên Ưng đã hướng dẫn về Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý hợp lệ, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán chi phí lãi vay được trừ và không được trừ, cách hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay.

 

Khoản chi phí lãi vay đó có hợp lý hay không? Điều kiện để đưa vào chi phí hợp lý. Chi tiết các bạn xem tại đây nhé:

Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý

 

Cách hạch toán chi phí lãi vay HỢP lý và KHÔNG hợp lý:

 

1. Trường hợp trả lãi vay theo định kỳ:

Nợ TK 635

        Có TK 111, 112.

 

2. Trường hợp trả lãi vay trước cho nhiều kỳ:

- Khi trả lãi, ghi:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Theo Thông tư 200 và 133)

        Có TK 111, 112

 

- Hàng tháng phân bổ chi phí lãi vay:

Nợ TK 635

        Có TK 142, 242.

 

3. Trường hợp trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay.

- Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635

        Có TK335

- Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, ghi:

Nợ TK 335

        Có TK 111, 112

 

4. Trường hợp DN trả lãi trả chậm của của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp.

- Khi trả lãi:

Nợ TK 242

        Có TK 111, 112

- Hàng tháng phân bổ chi phí lãi vay:

Nợ TK 635

        Có TK 242

 

5. Trường hợp DN bạn có thuê tài sản tài chính, thì lãi thuê tài sản tài chính phải trả:

- Nếu trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 635

        Có TK 111, 112

 

- Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, nhưng chưa có tiền trả, ghi:

Nợ TK 635

        Có TK 315

 

Chú ý: Khoản Chi phí lãi vay KHÔNG hợp lý => Cuối năm khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, Các bạn nhập số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN (Đây là khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN).

 

Sau đây Kế toán Thiên Ưng xin lấy 1 ví dụ cụ thể để các bạn hình dung:

 

Ví dụ: Công ty Cổ phần A trên giấy phép đăng ký kinh doanh có số Vốn điều lệ là: 1.800.000.000. Theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN là trong vòng 90 ngày (3 tháng) các cổ đông phải góp đủ số vốn đã đăng ký.

- Nhưng khi đến hạn, các cổ đông mới chỉ góp được: 1.000.000.000 (Thiếu 800.000.000)

- Công ty vay Ngân hàng: 500.000.000 với lãi suất 8%/tháng.

- Hàng tháng chi phí lãi vay mà công ty phải trả là: 500.000.000 x 8% = 40.000.000

 

-> Chi phí lãi vay Không được trừ: = 40.000.000

(Vì theo quy định: Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ)

 

Cách hạch toán chi phí lãi vay phải trả hàng tháng:

Nợ TK 635: 80.000.000

        Có TK 111, 112: 80.000.000

 

-> Cuối năm khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, Các nhập số tiền 40.000.000 vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.

 

II. Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay:

 

"Khi trả lãi tiền vay cho cá nhân, doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp nộp hộ cá nhân thuế TNCN thì đối với khoản chi hộ này doanh nghiệp không được hạch toán vào khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN."

( Theo Công văn số 1360/CT-TTHT ngày 26/9/2011 của Cục thuế Nghệ An V/v hướng dẫn chính sách thuế TNDN)

 

1) Nếu hợp đồng vay ghi: Cá nhân cho vay sẽ chịu khoản thuế TNCN (Tức là DN chỉ nộp hộ cho cá nhân)

 

- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:

Nợ TK 635: (Tổng chi phí lãi vay phải trả)

         Có TK 111,112: 

 

- Tính tiền thuế TNCN phải nộp:

Nợ TK 138:  5% tiền thuế TNCN (Vì DN chỉ nộp hộ cho cá nhân)

         Có Tk 3335:

 

- Khi nộp thuế TNCN:

Nợ 3335:

         Có 111, 112:

 

- Khi thu lại tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:

Nợ 111, 112:

         Có 138:

 

2) Nếu trên hợp đồng vay ghi là: Bên vay sẽ chịu khoản thuế TNCN (Tức là DN đi vay sẽ phải nộp thuế TNCN thay cho cá nhân)

 

- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:

Nợ 635: (Tổng số tiền lãi vay DN trả cho cá nhân)

         Có 111, 112:

 

- Tính tiền thuế TNCN phải nộp:

Nợ 811: 5% thuế TNCN  (Vì DN nộp thay, nên khoản chi phí này là không được trừ)

         Có 3335: 

 

- Khi nộp thuế TNCN:

Nợ 3335: 

         Có 111, 112:

=>  Cuối năm khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN các bạn phải loại ra và nhập vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai.

 

VD: Trong tháng 1/2017 Công ty Thiên Ưng phải trả tiền lãi vay cho cá nhân là 20.000.000. Cách hạch toán như sau:

 

a) Nếu hợp đồng vay ghi: Cá nhân cho vay sẽ chịu khoản thuế TNCN

 

- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:

Nợ TK 635: 20.000.000 (Tổng chi phí lãi vay phải trả)

         Có TK 111,112: 20.000.000

 

- Tính tiền thuế TNCN phải nộp:

Nợ TK 138:  1.000.000 (5% tiền thuế TNCN. Vì DN nộp hộ cho cá nhân)

         Có Tk 3335: 1.000.000

 

- Khi nộp thuế TNCN:

Nợ 3335: 1.000.000

         Có 111, 112: 1.000.000

 

- Khi thu lại tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:

Nợ 111, 112: 1.000.000

         Có 138: 1.000.000

 

b) Nếu trên hợp đồng vay ghi là: Bên vay sẽ chịu khoản thuế TNCN

 

- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:

Nợ 635: 20.000.000

         Có 111, 112: 20.000.000

 

- Tính tiền thuế TNCN phải nộp:

Nợ 811:  1.000.000 (5% thuế TNCN)

         Có 3335:  1.000.000

 

- Khi nộp thuế TNCN:

Nợ 3335:  1.000.000

         Có 111, 112: 1.000.000

 

 

Chúc các bạn thành công!

Các bạn muốn học kỹ năng, kinh nghiệm làm kế toán thực tế thì có thể tham gia:  Học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán Thiên Ưng.

-----------------------------------------------------------------------------

hướng dẫn hạch toán chi phí lãi vay

Cùng chủ đề:
Chia sẻ:
 
Họ tên
Mail của bạn
Email mà bạn muốn gửi tới
Tiêu đề mail
Nội dung
học phí kế toán thiên ưng
Các tin tức khác
Quy định về chi phí Phúc lợi cho nhân viên được trừ
Quy định về chi phí Phúc lợi cho nhân viên được trừ
Quy định về Chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ: Chi phí phúc lợi có được khấu trừ thuế GTGT? Chi phí có tính chất phúc lợi gồm những khoản như nghỉ mát, hiếu hỉ, học tập, đi lại ngày lễ tết.
Cách Xử lý chi phí Không có hóa đơn đầu vào
Cách Xử lý chi phí Không có hóa đơn đầu vào
Cách xử lý chi phí không có hóa đơn đầu vào như: Chi phí mua hàng của cá nhân, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công thuê ngoài, chi phí thuê dịch vụ của cá nhân.
Chi phí vé máy bay hợp lý cần những gì?
Chi phí vé máy bay hợp lý cần những gì?
Chi phí vé máy bay hợp lệ cần những gì? Quy định chi phí vé máy bay công tác hợp lý, chi phí vé máy bay cho người nước ngoài, cho giám đốc đi công tác
Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN, Tổng hợp các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, mức khống chế chi phí một số khoản chi phí theo quy định tại Thông tư 78, 96 và 25/2018/TT-BTC
Chi phí mua hàng thanh toán bằng tài khoản cá nhân
Chi phí mua hàng thanh toán bằng tài khoản cá nhân
Chi phí mua hàng, dịch vụ thanh toán qua Thẻ tín dụng cá nhân (Nhân viên trong công ty), điều kiện để khấu trừ thuế GTGT và chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Mức công tác phí khi đi công tác hợp lý
Mức công tác phí khi đi công tác hợp lý
Chi phí đi công tác hợp lý thì cần những chứng từ gì? Quy định mức công tác phí hợp lý khi đi công tác trong nước và nước ngoài được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN
Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp gồm 12 khoản thu nhập được miễn thuế TNDN được quy định tại Thông tư 78 và 96 mới nhất hiện nay
Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN
Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN
Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp khi tính thuế TNDN, cách xác định Thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Thôn tư 78 và 96 mới nhất hiện nay
Tìm chúng tôi trên
Quảng cáo
Phần mềm kê khai thuế htkk 5.1.8
hướng dẫn cách lập sổ kế toán trên excel
Tuyển kế toán
 
Học phí kế toán thiên ưng
Học phí kế toán thiên ưng