Mua TSCĐ đã qua sử dụng tính khấu hao thế nào? Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách tính khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng, cách xác định nguyên giá và hạch toán tài sản cố định đã qua sử dụng.
Theo thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 quy định:
1. Cách xác định nguyên giá TSCĐ đã qua sử dụng
"- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác."
Như vậy:
Nguyên giá TSCĐ đã qua sử dụng |
= |
Giá mua thực tế |
+ |
Các khoản thuế (không bao gồm khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan... |
- Giá mua thực tế là giá trên hóa đơn (Không bao gồm thuế GTGT nhé)
VD: Năm 2024 Công ty kế toán Thiên Ưng mua 1 xe ô tô cũ đã qua sử dụng của 1 công ty khác, giá trị ghi trên hóa đơn là: 500 tr, thuế GTGT 10%: 50tr.
Cách hạch toán nguyên giá TSCĐ đã qua sử dụng:
Nợ TK 211: = 500 tr
Nợ TK 133: = 50 tr
Có TK 112 = 550tr
Nguyên giá TSCĐ đã qua sử dụng: = 500 tr
2. Cách tính khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng:
(Ở đây chúng tôi lựa chọn phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng)
Xem thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng
a. Mức trích khấu hàng năm:
Mức trích khấu hao hàng năm
|
=
|
Nguyên giá của TSCĐ
|
Thời gian trích khấu hao
|
Trong đó:
- Thời gian trích khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng được tính như sau:
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ
|
=
|
Giá trị hợp lý của TSCĐ
|
x
|
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 45)
|
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)
|
- Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.
- Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại, xem tại đây:
Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định
b. Mức trích khấu hao hàng tháng:
Mức trích khấu hao hàng tháng
|
=
|
Mức trích khấu hao hàng năm
|
12 tháng
|
- Nếu mua về sử dụng ngay trong tháng:
Mức khấu hao trong tháng p/s
|
=
|
Mức trích khấu hao theo tháng
|
X
|
Số ngày sử dụng trong tháng
|
Tổng số ngày của tháng p/s
|
Trong đó:
Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s – Ngày bắt đầu sử dụng + 1
|
VD: Cùng với với ví dụ bên trên, công ty kế toán Thiên Ưng hướng dẫn cách tính khấu hao và hạch toán chi phí khấu hao như sau:
- Giá trị hợp lý của TSCĐ (là giá mua) = 500tr.
- Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) là: 1 tỷ
- Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại là: từ 6 – 10 năm (công ty lựa chọn 6 năm).
=> Thời gian trích khấu hao:
= (500tr / 1 tỷ) x 6 = 3 năm
=> Mức trích khấu hao hàng năm:
= (Nguyên giá / thời gian trích khấu hao)
= 500 tr/ 3 năm = 167 tr/năm
=> Mức trích khấu hao hàng tháng:
= 167 tr / 12 tháng = 13.920.000/tháng
3. Cách hạch toán tài sản cố định đã qua sử dụng.
- Cùng ví dụ trên, hàng tháng công ty tiến hành hạch toán chi phí khấu hao như sau:
Nợ TK - 154, 641, 642 : 13.920.000 (Tùy vào mục đích sử dụng cho bộ phận nào thì hạch toán vào đó nhé)
Có TK - 214: 13.920.000
Lưu ý: Trước khi trích khấu hao TSCĐ, DN phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ với chi cục thuế quản lý.
- Nếu bạn cần có thể xem thêm: Mẫu Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!
-------------------------------------------------------------