Loading...
[X] Đóng lại
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Tư vấn lớp học
HOTLINE: Mr. Nam
0987.026.515
0987 026 515
Đăng ký học
Đang trực tuyến: 41
Tổng truy cập:   88294747
Quảng cáo
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

Cách hạch toán tiền cho cá nhân, công ty khác vay, mượn

 

Công ty cho cá nhân, công ty khác vay, mượn tiền hạch toán thế nào? Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách hạch toán khoản tiền cho cá nhân, công ty khác vay, mượn.

 

 

Rất nhiều DN và kế toán đang có vướng mắc là Công ty có khoản tiền nhàn rỗi thì có thể cho cá nhân, công ty khác vay mượn? Có được cho vay bằng tiền mặt? Tiền lãi có chịu thuế GTGT? Có phải xuất hóa đơn không? Kế toán Thiên Ưng xin giải đáp các vướng mắc đó của các bạn:

 

I. Có được cho vay bằng tiền mặt?

 

Theo điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 quy định:

"Điều 4. Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng

1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán sau:

a) Thanh toán bằng Séc;

b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành."

 

=> Như vậy: Khi các DN vay, cho vay, trả nợ vay thì không được sử dụng tiền mặt

 

II. Tiền lãi vay có chịu thuế GTGT, có phải xuất hóa đơn?

 

a. Tiền lãi cho vay có chịu thuế GTGT?

Theo điểm b, Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT­BTC ngày 31/12/2013, Quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“b. Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

 

Như vậy: Khoản Tiền lãi cho vay thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

 

b. Khi nhận được tiền lãi cho vay có phải lập hóa đơn?

 

Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

"1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này."

 

Như vậy: Chỉ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì KHÔNG phải lập hóa đơn.

Kết luận:

- Khi thu tiền lãi cho vay thì công ty cho vay phải lập hóa đơn GTGT.

- Trên hoá đơn ghi rõ: Thu lãi tiền cho vay

- Dòng thuế suất thuế GTGT: ghi KCT, phần tiền thuế ghi 0 (Vì là đối tượng không chịu thuế GTGT)

 

Xem thêm:

Cách xử lý chi phí không có hóa đơn đầu vào
 

III. Cách hạch toán tiền cho vay và đi vay:

 

1. Cách hạch toán tiền cho vay: (Cho cá nhân, DN khác vay)

 

- Khi cho vay (Lập phiếu chi, UNC kèm theo hợp đồng vay tiền …):

Nợ TK 1283: – Cho Vay (Nếu theo Thông tư 200)

Nợ TK 1288: (Nếu theo Thông tư 133)

        Có các TK 111, 112.

 

- Hạch toán tiền lãi cho vay nhận được:

a) Trường hợp cho vay nhận lãi trước:

- Khi cho vay nhận lãi trước, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138…

         Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.

- Định kỳ, tính và kết chuyển lãi của kỳ kế toán theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

         Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

 

b) Trường hợp cho vay nhận lãi định kỳ:

Nợ các TK 111, 112, 138

         Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

 

c) Trường hợp cho vay nhận lãi sau:

- Định kỳ tính lãi cho vay phải thu và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

         Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Khi đến hạn thanh thu hồi nợ gốc của khoản cho vay, thu hồi gốc và lãi cho vay, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

         Có TK 128

         Có TK 138 - Phải thu khác (1388) (số lãi của các kỳ trước)

         Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi kỳ đáo hạn).

 

d. Nếu lãi nhập gốc thì hạch toán:

Nợ TK 128

          Có TK 515

 

- Khi thu hồi được khoản cho vay:

Nợ các TK 112…(Vì khi trả nợ không được dùng tiền mặt)

        Có TK 128 .

 

 2. Cách hạch toán tiền đi vay:

 

- Khi đi vay được tiền:

Nợ TK 112 (Vì khi đi vay không được dùng tiền mặt)

        Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411).

 

- Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định... hạch toán:

Nợ các TK 241, 635

        Có các TK 111, 112, 331.

 

- Khi trả chi phí lãi vay (nếu có):

+ Trường hợp trả lãi vay theo định kỳ:

Nợ TK 635

        Có TK 111, 112.

 

+ Trường hợp trả lãi vay trước cho nhiều kỳ:

- Khi trả lãi, ghi:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Theo Thông tư 200 và 133)

        Có TK 111, 112

- Hàng tháng phân bổ chi phí lãi vay:

Nợ TK 635

        Có TK 242.

 

+ Trường hợp trả lãi vay sau:

- Định kỳ trích trước chi phí lãi vay, ghi:

Nợ TK 635:

        Có TK 335

- Khi trả lãi vay ghi:

Nợ TK 335

        Có TK 111, 112.

 

 

Trường hợp lãi vay phải trả được nhập gốc, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

        Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411).

 

Chú ý: Khoản chi phí lãi vay phải hơp lý thì mới hạch toán như trên, chi tiết xem tại đây:

Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý

 

- Khi trả nợ vay:

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411)

        Có các TK 111, 112, 131.

 

Xem thêm: Cách hạch toán chi phí lãi vay

 

Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công với nghề kế toán

hạch toán tiền cho vay, cho công ty khác vay tiền

Chia sẻ:
 
Họ tên
Mail của bạn
Email mà bạn muốn gửi tới
Tiêu đề mail
Nội dung
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Các tin tức khác
Cách xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá TK 413
Cách xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá TK 413
Hướng dẫn cách xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái, cách hạch toán tỷ giá hàng nhập khẩu, xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 200 và 133
Hướng dẫn cách hạch toán Chiết khấu thương mại khi mua - bán
Hướng dẫn cách hạch toán Chiết khấu thương mại khi mua - bán
Hướng dẫn cách hạch toán Giảm giá hàng bán, Hạch toán chiết khấu thương mại khi mua hàng (nhận được chiết khấu thương mại) và khi bán hàng theo Thông tư 133 và 200 của Bộ tài chính
Cách hạch toán tiền mặt - TK 111
Cách hạch toán tiền mặt - TK 111
Cách hạch toán tiền mặt - Tài khoản 111, hạch toán tiền mặt, ngoại tệ nhập quỹ, hạch toán xuất quỹ tiền mặt, Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Cách hạch toán thuế GTGT được khấu trừ - Tài khoản 133
Cách hạch toán thuế GTGT được khấu trừ - Tài khoản 133
Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu từ - Tài khoản 133, hạch toán thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ, kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
Cách hạch toán phải thu của khách hàng - TK 131
Cách hạch toán phải thu của khách hàng - TK 131
Cách hạch toán phải thu của khách hàng - Tài khoản 131, hạch toán khách hàng trả trước tiền, số tiền khách hàng đã trả nợ, số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Cách hạch toán tiền gửi ngân hàng - Tài khoản 112 theo TT 133
Cách hạch toán tiền gửi ngân hàng - Tài khoản 112 theo TT 133
Cách hạch toán tiền gửi ngân hàng - Tài khoản 112, hạch toán gửi tiền vào ngân hàng, hạch toán rút tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng của doanh nghiệp
Cách hạch toán khoản phải thu khác - Tài khoản 138 theo TT 133
Cách hạch toán khoản phải thu khác - Tài khoản 138 theo TT 133
Cách hạch toán phải thu khác- Tài khoản 138, cách hạch toán khoản chi hộ, ủy thác xuất - nhập khẩu, tài sản thiếu chờ xử lý, hạch toán tiền lãi cho vay, tiền đặt cọc, ký cược
Cách hạch toán nguyên vật liệu - Tài khoản 152 theo TT 133
Cách hạch toán nguyên vật liệu - Tài khoản 152 theo TT 133
Cách hạch toán nguyên vật liệu - Tài khoản 152, hạch toán mua nguyên vật liệu chính, phụ về nhập kho, khi xuất NVL sử dụng, gia công, thanh lý nguyên vật liệu
Tìm chúng tôi trên
Quảng cáo
Phần mềm kê khai thuế htkk 5.2.0
hướng dẫn cách lập sổ kế toán trên excel
Tuyển kế toán
 
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online