Quy định về kinh phí công đoàn và Đoàn phí công đoàn mới nhất năm 2024 như: Đối tượng đóng kinh phí công đoàn, mức đóng kinh phí công đoàn của Doanh nghiệp và Người lao động, cụ thể như sau:
Lưu ý:
- Các cần phân biệt được Kinh phí công đoàn và Đoàn phí công đoàn => Cụ thể như sau:
------------------------------------------------------------------------------------
I. QUY ĐỊNH VỀ KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
Căn cứ theo Chương 2 Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định:
Đối tượng đóng Kinh phí công đoàn
- Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy: Dù Doanh nghiệp bạn có hay chưa có Tổ chức công đoàn cơ sở thì vẫn phải đóng Kinh phí công đoàn.
Chú ý: Khi DN bạn tham gia BHXH cho nhân viên thì phải lên Liên đoàn lao động quận, huyện để đóng Kinh phí công đoàn. (Đây là bắt buộc nhé, không nộp sẽ bị truy thu và phạt).
---------------------------------------------------------------------------
Mức đóng Kinh phí công đoàn:
Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP
- Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy:
Số tiền KPCĐ phải nộp |
= |
2% |
X |
Tổng số tiền lương của tất cả nhân viên tham gia BHXH. |
- Số tiền Kinh phí công đoàn này do Doanh nghiệp đóng (Không trích vào lương của người lao động) => Khoản tiền kinh phí công đoàn đó được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
------------------------------------------------------------------------------
Phương thức đóng Kinh phí công đoàn - Nơi nộp tiền:
Phương thức đóng kinh phí công đoàn theo Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP như sau:
- Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
- Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
- Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
- Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
(Nộp tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận, huyện nơi Doanh nghiệp bạn đăng ký kinh doanh)
Tốt nhất: Các bạn liên hệ với với Liên đoàn lao động Quận, Huyện nơi DN bạn đăng ký kinh doanh để biết chi tiết về hồ sơ và thủ tục đóng kinh phí công đoàn.
Xem thêm: Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn
---------------------------------------------------------------------------------------------------
II. QUY ĐỊNH VỀ ĐOÀN PHÍ CÔNG ĐOÀN:
Căn cứ theo Chương IV Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định:
Đối tượng đóng Đoàn phí công đoàn
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài.
- Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. |
--------------------------------------------------------------------------
Mức đóng Đoàn phí công đoàn:
- Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
--------------------------------------------------------------------------
Phương thức đóng đoàn phí công đoàn:
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ chức công đoàn cơ sở.
- Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
- Khoản đoàn phí công đoàn không được giảm trừ khi tính thuế TNCN (Công văn số 66805/CT-HTr ngày 27/10/2016 của Cục Thuế TP. Hà Nội).
- Nếu doanh nghiệp nộp thay cho đoàn viên công đoàn sẽ phải cộng vào thu nhập của người đó để tính thuế TNCN (Công văn số 5179/CT-TTHT ngày 3/7/2014 của Cục Thuế TP. HCM)
-----------------------------------------------------------------------------
Quản lý tiền đoàn phí:
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ:
- Thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị;
- Bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán;
- Tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên.
- Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
-----------------------------------------------------------------------------
Như vậy:
1. Kinh phí công đoàn là do Doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động (Không phân biệt DN đã có hay chưa có Tổ chức công đoàn cơ sở)
2. Đoàn phí công đoàn là do người lao động tham gia Tổ chức công đoàn cơ sở đóng:
- Nếu DN bạn có Tổ chức công đoàn cơ sở:
=> Những người lao động tham gia Công đoàn cơ sở này (còn gọi là đoàn viên công đoàn) sẽ phải đóng Đoàn phí công đoàn hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. (Tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở).
=> Những người lao động Không tham gia Tổ chức công đoàn cơ sở thì Không phải đóng.
- Nếu DN bạn Không có Tổ chức công đoàn cơ sở:
=> Người lao động không phải đóng Đoàn phí công đoàn.
3. Quản lý số tiền KPCĐ và ĐPCĐ như sau:
Căn cứ theo Quyết định 8086/QĐ-TLĐ năm 2023:
- Năm 2024:
+ Công đoàn cơ sở được sử dụng 75% tổng số thu kinh phí công đoàn và 70% tổng số thu đoàn phí công đoàn;
4. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:
- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
(Theo điều 1 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13)
Như vậy: Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là một tổ chức do người lao động thành lập, được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của chính người lao động. Doanh nghiệp không bị bắt buộc hoặc thậm chí ép buộc người lao động phải lập công đoàn.
- Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
Điều kiện thành lập Tổ chức công đoàn cơ sở:
Căn cứ Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 về Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định:
- Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở:
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
+ Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Chúc các bạn thành công!. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm:
Quy định về tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN