Truy thu kinh phí công đoàn có được đưa vào chi phí hợp lý - hạch toán truy thu kinh phí công đoàn? Cách hạch toán kinh phí công đoàn trích nộp hàng tháng? Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn xử lý các vướng mắc trên.
Mức đóng kinh phí công đoàn:
Theo điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức đóng kinh phí công đoàn:
“Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Theo khoản 3 điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.”
Như vậy:
- Kinh phí công đoàn do Doanh nghiệp đóng (Không trích vào lương của Người lao động) -> Khoản này được hạch toán vào chi phí hợp lý.
- Quy định chi tiết về:
+) Đối tượng đóng, mức đóng,
+) Công đoàn cơ sở được sử dụng bao nhiêu % tiền kinh phí công đoàn;
+) Cách phân biệt Kinh phí công đoàn và Đoàn phí công đoàn...
Các bạn xem tại đây nhé: ==> Kinh phí công đoàn và Đoàn phí công đoàn
--------------------------------------------------------------------------------------
Truy thu kinh phí công đoàn có được hạch toán vào chi phí:
Theo Công văn 1564/TCT-DNL ngày 14/4/2016 của Tổng cục Thuế gửi Cục thuế TP. Hồ Chí Minh: Về việc chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, cụ thể như sau:
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1564/TCT-DNL
V/v chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2016 |
Kính gửi: |
- Công ty TNHH cho thuê Tài chính Quốc tế Chailease;
- Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. |
Tổng cục thuế nhận được công văn ACC23022016 ngày 23 tháng 2 năm 2016 của Công ty TNHH cho thuê Tài chính Quốc tế Chailease về việc chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Về vấn đề này, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 4, Điều 4 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết về tài chính công đoàn quy định:
“Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
…
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
…”
Tại Điều 5 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định về mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:
“Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
…”
Tại Khoản 3, Điều 7 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định về nguồn đóng kinh phí công đoàn như sau:
“Điều 7. Nguồn đóng kinh phí công đoàn
…
3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, Khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.”.
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6: Các Khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các Khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi Khoản chi nếu đáp ứng đủ các Điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
…”
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc Công ty chỉ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2015 các Khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2015.
Tuy nhiên, theo nội dung công văn số ACC23022016 ngày 23/02/2016 của Công ty thì năm 2015 Công ty thành lập tổ chức công đoàn theo yêu cầu của Liên Đoàn lao động Quận 1, Công ty đã đóng kinh phí công đoàn năm 2013, năm 2014 theo quy định của Luật Công Đoàn và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP vào năm 2015. Do Công ty đóng kinh phí công đoàn theo yêu cầu của Liên đoàn Lao Động Quận 1.
-> Vì vậy, trường hợp Công ty thực hiện đúng theo quy định của Luật Công Đoàn, Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động theo quy định năm 2013, 2014 và năm 2015 được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2015.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty TNHH cho thuê Tài chính Quốc tế Chailease biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Vụ PC, CST - (BTC);
- Vụ CS, KK, PC-(TCT);
- Lưu: VT,TCT (VT, DNL (2b)). |
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Ngọc Minh |
|
----------------------------------------------------------------------------------------------
Cách hạch toán kinh phi công đoàn:
- Các bạn hạch toán chi tiết theo từng bộ phận nhé, tính vào chi phí của DN:
Nợ TK: 154, 241, 622, 623 727, 641, 642…
Có 3382: (Tổng tiền lương tham gia BHXH (X) 2%)
Khi nộp tiền kinh phí công đoàn:
Nợ TK 3382. (Tổng tiền lương tham gia BHXH (X) 2%)
Có TK 111, 112
Chú ý: Đó là cách hach toán Kinh phí công đoàn của DN phải nộp cho Liên đoàn lao động Quận, huyện.
- Nếu là Đoàn phí công đoàn của các nhân viên trong công ty tham gia Tổ chức công đoàn cơ sở (Tức là số tiền đoàn phí của các đoàn viên đóng bằng 1% số tiền lương tháng tham gia BHXH) thì: Doanh nghiệp không phải Hạch toán đoàn phí công đoàn vào sổ sách kế toán => Mà sẽ theo dõi riêng bên ngoài sổ sách kế toán.
---------------------------------------------------------------------------------------
- Nếu Công đoàn cơ sở tại DN sử dụng 75% tổng số thu Kinh phí công đoàn thì các bạn theo dõi qua TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác.
Nợ TK 3382.
Có TK 3388.
---------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Đó là tiền kinh phí công đoàn bị truy thu, còn nếu là khoản tiền bị phạt thì sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý nhé.
Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 quy định về thuế TNDN:
Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
"2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật."
Mức phạt chậm nộp tiền kinh phí công đoàn năm 2024 được quy định tại NĐ 12/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 38. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Cách hạch toán tiền phạt kinh phí công đoàn:
Nợ 811.
Có 3388.
Khi nộp tiền:
Nợ 3388.
Có 111, 112
Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ 911.
Có 811 (Nhớ là khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN 03/TNDN thì nhập vào chỉ tiêu B4, vì đây là số tiền không được trừ khi tính thuế TNDN).
Xem thêm: Quy định về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!