Những điểm mới về BHYT năm 2024: Đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế, tỷ lệ đóng đối với Doanh nghiệp và người lao động theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ cụ thể như sau:
Mức đóng Bảo hiểm y tế - Tỷ lệ đóng:
Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động (là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc)
Trong đó Tỷ lệ đóng cụ thể như sau:
|
Người sử dụng lao động đóng |
Người lao động đóng |
3% |
1,5% |
(Theo điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ và Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam).
-------------------------------------------------------------------------------------
Đối tượng đóng Bảo hiểm y tế:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
- Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương;
- Cán bộ, công chức, viên chức.
Một số chú ý cần biết:
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
(Theo điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ)
- Đối với trường hợp người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì:
+) Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN
+) Không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN.
(Theo Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH Hà Nội)
- Người lao động làm việc từ 2 nơi trở lên (Ký nhiều hợp đồng lao động) thì: -> Đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
-------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý: Bài viết trên Kế toán Thiên Ưng tổng hợp các quy định về BHYT áp dụng đối với Doanh nghiệp và người lao động; Quy định áp dụng đối với những đối tượng khác các bạn xem tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP nhé.
-------------------------------------------------------------------------------------
Tăng mức phạt DN trốn đóng BHYT
- Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì không những phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây)
- Ngoài ra còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
(Theo Công văn số 4064/BHXH-THU ngày 17/12/2014 của BHXH TP.HCM)
Xem thêm: Mức phạt chậm đóng Bảo hiểm y tế
-------------------------------------------------------------------------------------