Bán hàng kèm dịch vụ vận chuyển thì viết hóa đơn như thế nào? Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách viết hóa đơn bán hàng kèm chi phí vận chuyển cho khách hàng.
Theo khoản 1 điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
"1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này."
Theo điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định quy định về thời điểm lập hóa đơn
"1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng."
Theo Công văn Số: 24837/CTHN-TTHT của Cục thuế TP. Hà Nội ngày 5/7/2021.
Xem thêm: Mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm
Kết luận:
- Nếu ngày giao hàng và ngày hoàn thành dịch vụ vận chuyển trong cùng 1 ngày thì được lâp chung 1 hóa đơn
- Nếu ngày giao hàng và ngày hoàn thành dịch vụ vận chuyển là 2 ngày ngày khác nhau thì phải lập 2 hóa đơn khác nhau.
Sau đây Kế toán Thiên Ưng xin lấy ví dụ cùng ngày:
Ví dụ: Ngày 5/1/2025 Thiên Ưng bán 1 bộ điều hòa Panasinic 2 chiều cho Cty Bảo An với giá là 24.590.000đ chưa thuế GTGT 10%. Bảo An thuê Thiên Ưng vận chuyển bộ điều hòa này tới Cty mình ngay trong ngày với phí vận chuyển là 1.000.000đ chưa thuế GTGT 10%.
=> Thiên Ưng xuất hóa đơn cho Bảo An như sau:
STT
|
Tên hàng hóa, dịch vụ
|
Đơn vị
tính
|
Số
lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6=4x5
|
01
|
ĐIỀU HÒA 2 CHIỀU PANASONIC CSE18RKH8
|
Bộ
|
01
|
24.590.000
|
24.590.000
|
02
|
Phí vận chuyển
|
|
01 |
1.000.000 |
1.000.000 |
|
|
|
|
|
|
Cộng tiền hàng: 25.590.000
|
Thuế suất GTGT: 10 % , Tiền thuế GTGT: 2.559.000
|
Tổng cộng tiền thanh toán: 28.149.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi tám triệu một trăm bốn mươi chín nghìn đồng
|
Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!
---------------------------------