Loading...
[X] Đóng lại
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Tư vấn lớp học
HOTLINE:
0987.026.515
0987 026 515
Đăng ký học
Đang trực tuyến: 63
Tổng truy cập:   90101067
Quảng cáo
KẾ TOÁN THUẾ

Thuế suất thuế GTGT, TNDN đối với Doanh nghiệp phần mềm


Phần mềm có chịu thuế không? Thuế suất thuế GTGT của phần mềm? Dịch vụ phần mềm có được ưu đãi thuế? Ưu đãi thuế TNDN đối với Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm như nào? Kê toán Thiên Ưng xin giải đáp những vướng mắc trên:


 

1. Thuế suất thuế GTGT của phần mềm:

 

a. Đối với DN kê khai theo pp khấu trừ:

 

Theo Điểm 21, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định: Đối tượng không chịu thuế GTGT:
 

"21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

    Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”.

 

b. Đối với DN kê khai theo pp trực tiếp:

 

Theo khoản 2 điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:
 

"Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

 Ví dụ 57: Công ty TNHH A là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công ty TNHH A có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp thì Công ty TNHH A không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ (%) trên doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính (do phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) và phải kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp."

---------------------------------------------------------------------------------

KẾT LUẬN:

- Nguyên tắc của thuế GTGT là áp dụng thuế suất trong tất cả các khâu (trừ 1 số quy định cụ thể đích danh tại khâu đầu tiên không chịu thuế, các khâu sau chịu thuế suất 5% như nông sản chưa qua chế biến).

- Phần mềm máy tính không có quy định nào khác khoản 21, điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, do đó không phân biệt DN sản xuất phần mềm hay bán phần mềm thì vẫn thuộc diện không chịu thuế GTGT.

 

Chi tiết các bạn có thể xem thêm tại Công văn 3111/TCT-CS ngày 18/08/2010 của Tổng cục thuế:

“Căn cứ hướng dẫn trên, phần mềm máy tính (không phân biệt phần mềm gia công, phần mềm do công ty tự sản xuất hay mua để bán), kể cả trường hợp bán phần mềm có kèm theo dịch vụ cài đặt thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”


Công văn Số: 28298/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội ngày 28/04/2020

Phần mềm không chịu thuế gtgt

 

c. Cách viết hóa đơn phần mềm không chịu thuế:

Theo khoản 1 điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

"1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này."
 

Theo Quyết định số 1510/QĐ-TCT ngày 21/9/2022 sửa đổi bổ sung QĐ 1450/QĐ-TCT quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử thì:

Tại cột thuế suất các bạn sẽ ghi: KCT

Theo giải đáp tại chuyên mục hỏi đáp trên Cổng thông tin điện tử - Bộ tài chính có hướng dẫn:
Cách lập hóa đơn không chịu thuế
Nguồn: https://mof.gov.vn/hoidapcstc/home/cthoidap/132384


=> Như vậy: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ kể cả trường hợp hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì người bán cũng phải lập hóa đơn, và ở dòng thuế suất sẽ ghi KCT, mục tiền thuế sẽ bỏ trống.
 

Xem thêm: Cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT

 

2. Thuế suất thuế TNDN của phần mềm:


Theo điều 11 và 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) quy định:

"1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực:
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao;
- Uơm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
- Đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
- Đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
- Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

 - Sản xuất sản phẩm phần mềm;
 - Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm;
- Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải;
- Phát triển công nghệ sinh học."

 ------------------------------------------------------------------------------------

1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:
 
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 96)


“4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.

Ví dụ 20: Năm 2024, doanh nghiệp A có dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu năm 2024 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phần mềm thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2024.
    - Trường hợp dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2024, đến năm 2026 dự án đầu tư mới của doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2027.

Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định nêu trên được tính từ năm được cấp Giấy chứng nhận công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.


Theo công văn Số: 8441/ CTHN-TTHT của Cục thuế Tp. Hà Nội ngày 1/3/2023
Ưu đãi thuế TNDN với sản xuất phần mềm

 

Như vậy:


a) Nếu là DN sản xuất phần mềm:

 - Đối với các dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc danh mục sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình về sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của pháp luật, được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

 

Tức là:

- Những DN sản xuất phần mềm kể từ khi thành lập áp dụng thuế suất như sau:

+ Từ năm 1 đến năm 4: Sẽ được miễn thuế TNDN.

+ Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Giảm 50% thuế TNDN với thuế suất 10% -> Như vậy chỉ phải nộp 5% thuế TNDN.

+ Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Thuế suất là 10%.

- Từ năm 16 trờ đi: Nộp thuế TNDN như DN bình thường.

 

b) Nếu là DN mua/bán phần mềm thì không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN như trên.

----------------------------------------------------------------------------------------------
 

Chi tiết về sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định, các bạn có thể xem chi tiết tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/04/2013 của Bộ thông tin và truyền thông.


-----------------------------------------------------------------------------------------------
 

c) Một số ví dụ các bạn tham khảo:

Ví dụ 17: Trong kỳ tính thuế năm 2024, DN A có phát sinh:
- Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 2 tỷ đồng.
 
Trường hợp này DN A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập.
 
Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.

=> DN còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 20% (2 tỷ đồng x 20%).


Ví dụ 18: Trong kỳ tính thuế năm 2025, DN B có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.

Kỳ tính thuế năm 2024, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2025, DN B phải thực hiện chuyển lỗ như sau:

Cụ thể:
- Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh trong năm 2025: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ của hoạt động kinh doanh chứng khoán vào thu nhập của hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng.
- Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2024 để bù trừ với lãi của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2025: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ)
Kê khai, tính và nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế:
2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng
=> Thuế TNDN phải nộp là: 200 triệu đồng


Ví dụ 19: Trong kỳ tính thuế năm 2024, DN C có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.

Kỳ tính thuế năm 2023, DN C có lỗ là 2 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp không tách riêng được khoản lỗ này là của hoạt động nào do vậy DN C phải thực hiện bù trừ lỗ vào thu nhập của hoạt động đang được ưu đãi trước (hoạt động sản xuất phần mềm).
 
Cụ thể:
- Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh năm 2024: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ hoạt động kinh doanh chứng khoán vào hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng
- Chuyển lỗ của năm 2023 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm 2024: 2 tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ

Kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 20% của hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, cụ thể: 1 tỷ x 20% = 200 triệu đồng.

--------------------------------------------------------------------------------------
 

d) Phân bổ doanh thu, chi phí ưu đãi thuế TNDN:

Căn cứ theo Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
 
"2. Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện
nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
 
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp
không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng:

(=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

 
Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ
không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp."
 

---------------------------------------------------------------------------------------------


 

Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!

 

phần mềm chịu thuế suất bao nhiêu

Chia sẻ:
 
Họ tên
Mail của bạn
Email mà bạn muốn gửi tới
Tiêu đề mail
Nội dung
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán
Các tin tức khác
Lịch nộp các loại tờ khai thuế năm 2024 chi tiết
Lịch nộp các loại tờ khai thuế năm 2024 chi tiết
Quy định về Lịch nộp các loại báo cáo thuế năm 2024: Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN, thuế môn bài; Thời hạn nộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN.
Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp tờ khai Thuế TNCN?
Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp tờ khai Thuế TNCN?
Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp tờ khai tháng/Qúy? Phát sinh khấu trừ thuế TNCN là gì? Không phát sinh lương có phải nộp quyết toán thuế TNCN cuối năm?
Không đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư
Không đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư
DN phải thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế khấu trừ thuế GTGT; Bãi bỏ quy định đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư.
Hạch toàn tiền đặt cọc – nhận tiền đặt cọc
Hạch toàn tiền đặt cọc – nhận tiền đặt cọc
Nhận tiền đặt cọc có phải xuất hóa đơn? Cách hạch toán tiền đặt cọc, hạch toán nhận tiền đặt cọc theo hợp đồng, đặt cọc thuê văn phòng, thuê nhà, đặt cọc trước tiền hàng.
Quy định về hàng biếu tặng cho khách hàng, công nhân viên
Quy định về hàng biếu tặng cho khách hàng, công nhân viên
Xuất hàng quà biếu tặng khách hàng, công nhân viên có phải xuất hóa đơn? Chi phí quà tặng khách hàng, nhân viên có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài, BCTC, Quyết toán thuế
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài, BCTC, Quyết toán thuế
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp Báo cáo tài chính và có phải quyết toán thuế TNDN, TNCN không? Có phải nộp Lệ phí môn bài, Có phải đóng BHXH? Trường hợp nào thì phải nộp
Thuế GTGT vãng lai có được khấu trừ? Khi nào phải nộp
Thuế GTGT vãng lai có được khấu trừ? Khi nào phải nộp
Thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh có được khấu trừ? Khi nào phải nộp thuế GTGT vãng lai, các trường hợp không phải kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh
Xử lý tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
Phạt tiền vi phạm hợp đồng có tính vào chi phí? Có xuất hóa đơn không? Cách hạch toán toán tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, hạch toán tiền bồi thường chi tiết các trường hợp.
Các Tờ khai Báo cáo thuế phải nộp theo Qúy cho cơ quan thuế
Các Tờ khai Báo cáo thuế phải nộp theo Qúy cho cơ quan thuế
Hàng quý phải nộp những gì cho cơ quan thuế? Các loại tờ khai, báo cáo phải nộp theo quý cho cơ quan thuế, thời hạn nộp các loại báo cáo thuế hàng quý.
Thông tư 09/2015/TT-BTC DN góp vốn phải chuyển khoản không dùng tiền mặt
Thông tư 09/2015/TT-BTC DN góp vốn phải chuyển khoản không dùng tiền mặt
DN khi góp vốn, chuyển nhượng vốn phải chuyển khoản không được dùng tiền mặt. Cá nhân góp vốn vào Doanh nghiệp bằng tiền mặt thì được theo Thông tư 09/2015/TT-BTC và CV 786/TCT-CS
Chi phí thuê xe đưa đón nhân viên đi làm
Chi phí thuê xe đưa đón nhân viên đi làm
Khoản chi phí thuê xe đưa đón nhân viên từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại có được đưa vào chi phí hợp lý được trừ? Có phải chịu thuế TNCN không?
Bán hàng tại kho ngoại tỉnh có phải nộp thuế GTGT vãng lai
Bán hàng tại kho ngoại tỉnh có phải nộp thuế GTGT vãng lai
Có được bán hàng hóa ở kho? Khi bán hàng tại kho ngoại tỉnh có phải nộp thuế GTGT vãng lai không? Thuế suất thuế GTGT vãng lai bao nhiêu %, có được khấu trừ với Công ty?
Nhận tiền chi phí tiếp thị có phải xuất hóa đơn không
Nhận tiền chi phí tiếp thị có phải xuất hóa đơn không
Nhận tiền hỗ trợ chi phí tiếp thị bán hàng, hỗ trợ cho mục đích bán hàng khác có phải xuất hóa đơn, có phải kê khai thuế GTGT không? khi nào phải lập hóa đơn?
Doanh nghiệp được báo lỗ mấy năm?
Doanh nghiệp được báo lỗ mấy năm?
Doanh nghiệp được báo lỗ trong mấy năm, nếu doanh nghiệp lỗ có phải nộp thuế không? Doanh nghiệp được chuyển lỗ trong bao nhiêu năm, quy định về việc chuyển lỗ như nào?
Cách xác định Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý hay tháng
Cách xác định Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý hay tháng
Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý hay theo tháng. Cách xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay quý, điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý hay tháng theo Thông tư 151/2014/TT-BTC
Những việc cần làm trước khi lập BCTC
Những việc cần làm trước khi lập BCTC
Những việc cần làm trước khi lập Báo cáo tài chính và những lưu ý quan trọng. Hướng dẫn cách kiểm tra sổ sách kế toán trước khi lập BCTC chi tiết các Sổ tài khoản
Cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT
Cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT
Hoá đơn không chịu thuế GTGT có phải kê khai? Hướng dẫn cách kê khai hoá đơn không chịu thuế GTGT (Kê khai hóa đơn đầu vào - đầu ra) theo Thông tư 119/2014/TT-BTC và Công văn 4943/TCT-CS
Kinh nghiệm làm kế toán thuế - Tổng hợp cho các bạn mới đi làm
Kinh nghiệm làm kế toán thuế - Tổng hợp cho các bạn mới đi làm
Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế Tổng hợp thực tế cho các bạn kế toán mới ra trường, những người mới đi làm. Những chú ý và công việc kế toán cần làm trong Doanh nghiệp.
Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế
Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế
Chia sẽ những kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế, những chú ý khi quyết toán thuế doanh nghiệp, khi thanh tra thuế vào kiểm tra DN cần chuẩn bị những gì
Kê khai hóa đơn đầu ra, đầu vào bị bỏ sót
Kê khai hóa đơn đầu ra, đầu vào bị bỏ sót
Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn đầu vào bỏ sót, cách kê khai hóa đơn đầu ra bị bỏ sót quên chưa kê khai thuế GTGT theo Công văn 4943/TCT-KK. Kê khai sót hóa đơn có bị phạt không?
Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT
Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT
Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng khác nhau như thế nào? Cách phân biệt hóa đơn trực tiếp và hóa đơn GTGT – Cách kê khai thuế hóa đơn bán hàng, GTGT
Có được bán hàng thấp hơn giá vốn không?
Có được bán hàng thấp hơn giá vốn không?
Có được bán hàng thấp hơn giá vốn không? Nếu xuất hóa đơn bán hàng thấp hơn giá vốn có bị phạt không, mức phạt bao nhiêu căn cứ vào quy định nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm kế toán trưởng tại Công ty
Quy định tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng tại Công ty, Doanh nghiệp, những người không được làm kế toán theo NĐ 174/2016/NĐ-CP và Luật 88/2015/QH13
Cách hạch toán hàng hóa hết hạn sử dụng, bị hư hỏng
Cách hạch toán hàng hóa hết hạn sử dụng, bị hư hỏng
Hướng dẫn cách xử lý hàng tồn bị hỏng, hết hạn sử dụng. Cách hạch toán hàng tồn kho hết hạn sử dụng, bị hỏng. Hồ sơ để đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh, thay đổi tên công ty
Thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh, thay đổi tên công ty
Thủ tục Chuyển địa điểm kinh doanh, thay đổi tên công ty, thủ tục thay đổi vốn điều lệ, chủ sở hữu, thay đổi đăng ký kinh doanh theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Nhận tiền bồi thường, hỗ trợ có phải xuất hóa đơn?
Nhận tiền bồi thường, hỗ trợ có phải xuất hóa đơn?
Nhận tiền bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền khuyễn mãi, quảng cáo, bảo hành, sửa chữa có phải xuất hóa đơn, bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ có phải lập hóa đơn
Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế GTGT mới nhất năm 2024
Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế GTGT mới nhất năm 2024
Quy định về điều kiện hoàn thuế GTGT, hướng dẫn làm hồ sơ hoàn thuế GTGT, các trường hợp được hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 25/2018/TT-BTC, NĐ 49/2022/NĐ-CP, Thông tư 80/2021/TT-BTC
Gia hạn nộp Báo cáo tài chính theo thông tư 133 năm 2018
Gia hạn nộp Báo cáo tài chính theo thông tư 133 năm 2018
Ngày 13/3/2018 Cục Công nghệ thông tin - Tổng cục thuế thông báo: Gia hạn nộp báo cáo tài chính theo thông tư 133/2016/TT-BTC năm 2017 đến hết ngày 30/4/2018, để có cơ sở nâng cấp phần mềm HTKK, iHTKK, Etax, TMS,BCTC...
Cách ghi giấy điều chỉnh thu NSNN mẫu C1-07a/NS mới nhất
Hướng dẫn cách viết mẫu C1-07a/NS giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước theo Thông tư 19/2020/TT-BTC chi tiết từng chỉ tiêu
Những lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2016
Những nội dung cần chú ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2016 như thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN, các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
Các báo cáo thuế phải nộp hàng tháng cho cơ quan thuế
Tổng hợp đầy đủ các báo cáo thuế hàng tháng phải nộp cho cơ quan thuế như: Tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế TTĐB, thuế Bảo vệ môi trường
Tìm chúng tôi trên
Quảng cáo
Phần mềm kê khai thuế htkk 5.2.3
hướng dẫn cách lập sổ kế toán trên excel
Tuyển kế toán
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online